094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

TAM TỰ KINH - TS ĐOÀN TRUNG CÒN TAM TỰ KINH - TS ĐOÀN TRUNG CÒN Biên Soạn: Đoàn Trung Còn 
NXB: Văn Hoá Thông Tin
Số Trang: 106 Trang
Hình Thức: Bìa Mềm
Khổ Sách: 13x19cm
Năm Xuất Bản: 2013
Độ Dày: 0,7cm
Trình Bày: Việt – Hán – Nôm
TTK1 LỊCH SỬ - TỪ ĐIỂN 20.000 đ Số lượng: 19 Quyển
  • TAM TỰ KINH - TS ĐOÀN TRUNG CÒN

  •  404 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: TTK1
  • Giá bán: 20.000 đ

  • Biên Soạn: Đoàn Trung Còn 
    NXB: Văn Hoá Thông Tin
    Số Trang: 106 Trang
    Hình Thức: Bìa Mềm
    Khổ Sách: 13x19cm
    Năm Xuất Bản: 2013
    Độ Dày: 0,7cm
    Trình Bày: Việt – Hán – Nôm


Số lượng
Lời Nói Đầu
TAM TỰ KINH" là sách học vỡ lòng của con trẻ Trung Quốc và cả Việt Nam thời xưa, được soạn từ đời TỐNG (960-1279), đến các đời MINH, THANH lại được bổ sung. Nội dung của sách chỉ hơn một ngàn chữ (1000) bổ trí ba chữ một câu có vần, do đó mà đặt tên là TAM TỰ KINH. Những sao gọi là Kinh? Nó có phải như lời của Lưu Hiệp nói trong Văn Tâm Điểu Long là do thánh nhân chế tác nên gọi là Kinh (Thánh nhân chế tác viết Kinh, Hiền giả trứ thuật viết Truyện).


 
tam tự kinh 1 min


Sách không hẳn là do thánh nhân làm ra, nhưng nó là kết tình của sách vở thánh hiền truyền lại. Chỉ hơn một ngàn chữ mà nêu ra đủ trọng tâm các vấn đề: Từ bản tính sơ sinh "Tính tương cận, Tập tương viễn" đến giáo pháp, giáo đạo "Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý”, Tu tề, Hiếu đễ, từ bản thân đến vạn vật, vũ trụ: Tam tài, tam quang, tam cương, ngũ hành, ngũ nghĩa, ngũ thường...Tứ thư, Ngũ kinh, gương chuyên cần, đạo xử thế..., còn lược kê cả những diễn biến lịch sử Trung Quốc từ Phục Hy, Thần Nông đến Minh, Thanh v.v...

 
tam tự kinh 2


Sách vỡ lòng được soạn như vậy thật quá chu đáo, dù không học nhiều, nhưng với 1000 chữ, khi nắm vững được nghĩa lý, cũng khả dĩ cho con người có một khái niệm vững chắc về cuộc sống; về đạo đời, là mẫu mực sáng giá cho mãi đến ngày nay. Chúng tôi sinh ra khi nền Hán học ở Việt Nam đã đi vào giai đoạn suy tàn, nên khi cắp sách đến trường chúng tôi chỉ biết có Tây học. Mãi đến lúc trưởng thành mới ý thức được tầm quan trọng của chữ Hán, thì phải tự tìm tòi học hỏi, lại không có may mắn gặp được sách hay như TAM TỰ KINH nầy, nên mất thì giờ không ít.

Mãi đến gần đây mới tìm thấy được sách TAM TỰ KINH, bản dịch tiếng Pháp của Babé - xuất bản năm 1910 (Livre des Phrases de trois caractères), và bản TAM TỰ KINH, dịch nghĩa và chú thích của Đoàn Trung Còn xuất bản năm 1950, tiếp đó lại có quyển TAM TỰ KINH - bạch thoại cú giải, của người Việt gốc Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh tái bản.


 
tam tự kinh 3


Trong ba bản cũng có đôi điểm dị biệt, nhưng trên đại thể vẫn giống nhau. Như đã nói trên, TAM TỰ KINH là sách học vỡ lòng cho con trẻ thời xưa, nhưng ngày nay cũng rất hữu ích cho những ai muốn học chữ Hán, do đó chúng tôi không ngần ngại cho Tái bản tập TAM TỰ KINH của học giả Đoàn Trung Còn (vì xét ra phần dịch nghĩa và chú thích khá phong phú). Đồng thời để đáp ứng cho nhu cầu học Hán Nôm đang trên đà phát triển mạnh, chúng tôi cho in thêm phần chữ Nôm bên chữ Hán để tiện việc học tập. Mong rằng sách sẽ được các bạn hiểu học tiếp nhận nồng nhiệt, chúng tôi xin chân thành cảm ơn trước.
Quang Minh

 

 
thông tin cuối bài viết 2
 
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây