094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

CỐT NHỤC THIỀN - PAUL REPS & NYOGEN SENZAKI CỐT NHỤC THIỀN - PAUL REPS & NYOGEN SENZAKI Tác Giả: Paul Reps & Nyogen Senzaki
Dịch: Trương Xuân Huy
NXB: Hồng Đức & Cty Sách Thời Đại
Số Trang: 233 Trang
Hình Thức: Bìa Cứng
Khổ: 13,5x20,5cm
Năm XB: 2016
Độ Dày: 1,6cm
CNT1 THIỀN & MẬT TÔNG 110.000 đ Số lượng: 1000000 Quyển
  • CỐT NHỤC THIỀN - PAUL REPS & NYOGEN SENZAKI

  •  2377 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: CNT1
  • Giá bán: 110.000 đ

  • Tác Giả: Paul Reps & Nyogen Senzaki
    Dịch: Trương Xuân Huy
    NXB: Hồng Đức & Cty Sách Thời Đại
    Số Trang: 233 Trang
    Hình Thức: Bìa Cứng
    Khổ: 13,5x20,5cm
    Năm XB: 2016
    Độ Dày: 1,6cm


Số lượng
Sách Cốt Nhục Thiền Gồm Có 4 Phần:
  • 101 Chuyện Thiền được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1939 bởi nhà Rider anh Company, Luân Đôn và nhà David McKay Company, Philadelphia. Những câu chuyện này kể lại những kinh nghiệm sống thực của các Thiền sư Trung Hoa và Nhật Bản trong một giai đoạn dài hơn năm thế kỷ.
 
  • Vô môn quan được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1934 bởi nhà John Murray, Los Angeles. Đó là một tuyển tập những đề mục được gọi là công án mà các Thiền sư dùng để hướng dẫn các Thiền sinh đạt đến giải thoát, được một Thiền sư Trung Hoa ghi lại vào năm 1228.
 
  • Thập mục ngưu đồ được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1935 bởi nhà De Vorss anh Company, Los Angeles, và sau đó, bởi nhà Ralph R.Philips, Porland, Oregon. Đó là bản dịch những lời bình nổi tiếng từ Hán ngữ vào thế kỷ XII về các giai đoạn thức tỉnh để đạt đến giác ngộ và được minh họa bởi một trong những nghệ nhân mộc bản xuất sắc nhất của Nhật Bản đương đại.
 
  • Định tâm (Centering), sao lục những thủ bản cổ bằng tiếng Phạn, xuất hiện lần đầu tiên trong số mùa Xuân 1955 của tạp chí Gentry, New York. Văn bản này giới thiệu một giáo huấn cổ, nay vẫn còn lưu truyền mạnh mẽ ở Kashmir và nhiều vùng ở Ấn Độ sau hơn bốn ngàn năm, và có thể đó là cội rễ của Thiền.
 
cốt nhục thiền


Tôi xin cảm ơn những nhà xuất bản được nêu tên ở trên đã cho phép tập hợp các bài trong sách này. Và trên hết, tôi xin tri ân Nyogen Senzaki (Thiên Khí Như Huyễn) “nhà sư không nhà”, người bạn – cộng sự gương mẫu, đã vui lòng cùng tôi ghi chép ba quyển đầu, và con người lỗi lạc ở Kashmir, Lakshmanjoo, đã cũng làm như thế với quyển thứ tư.

Sơ tổ của Thiền, Bồ Đề Đạt Ma, đã đưa Thiền từ Ấn Độ đến Trung Hoa vào thế kỷ VI. Theo tiểu sử của ngài, do Thiền sư Trung Hoa Đạo Tuyên (Dogen) ghi lại vào năm 1004, sau chín năm lưu lại Trung Hoa, ngài muốn quay về nước và gọi các môn đồ quây quần quanh mình để hỏi xem họ lãnh hội đến đâu. Đạo Phó (Dofuku) nói: “theo đệ tử, chân lý vượt quá khẳng định hoặc phủ định, vì đó là đường đi của chân lý“.

Bồ Đề Đạt Ma đáp: “ngươi có được da ta”.

Ni cô Tổng Trì (Soji) nói: “Theo đệ tử, ấy giống như A Nan Đà trông thấy Phật địa – một lần và mãi mãi”.

Bồ Đề Đạt Ma đáp: “ngươi có được thịt ta”.

Đạo Dục (Doiku) nói: “tứ đại vốn không, ngũ uẩn chẳng phải thực có. Theo kiến giải của đệ tử, không gì là có thật”.

Bồ Đề Đạt Ma bình: “ngươi có được xương ta”.

Cuối cùng, Huệ Khả (Eka) cúi đầu trước mặt thầy – và không nói gì.

Bồ Đề Đạt Ma nói: “ngươi có được tủy ta”.

Thiền cổ xưa vẫn luôn mới mẻ nên nên vẫn được gìn giữ và lưu truyền. Và đây là những mảnh da, thịt, xương, nhưng không có tủy – vốn không bao giờ có trong văn tự. Khía cạnh trực tiếp của Thiền làm nhiều người tin rằng Thiền khởi nguyên từ trước thời của Phật, 500 năm trước Công nguyên. Độc giả có thể tự phán xét, vì lần đầu tiên, chỉ qua một quyển sách, các bạn có được thể nghiệm Thiền, và các vấn đề của tâm, các giai đoạn tỉnh thức, và một giáo huấn tương tự đi trước Thiền nhiều thế kỷ. Vấn đề của cái tâm của chúng ta, kết nối ý thức với tiền – ý thức nhấn chìm chúng ta ngập sâu trong cuộc sống hằng ngày. Chúng ta có dám mở cửa đón nguồn cội của bản thể chúng ta không? Thịt và xương dùng để làm gì?


Paul Reps


 
cốt nhục thiền 1



TRÍCH DẪN:
Thiền là gì? Bạn hãy thử, nếu bạn muốn. Nhưng Thiền chân chính biểu lộ trong cuộc sống hằng ngày, qua ý thức trong hành động. Hơn mọi ý thức hạn hẹp khác, Thiền mở mọi cánh cửa nội tâm đi vào bản chất vô hạn của ta. Ngay tức khắc, tâm được giải phóng. Thanh thoát làm sao! Thiền giả mạo hành hạ não bộ chúng ta như một trò bịa đặt do các nhà tu và những tay bán hàng pha chế để đi bán rao hàng hóa. Hãy nhìn theo cách này, từ trong nhìn ra và từ ngoài nhìn vào: Ý THỨC mọi nơi, trọn bộ, qua con người bạn. Và bạn tất yếu sẽ sống trong nhún nhường và trong kỳ diệu.

Một câu trả lời:
Inayat Khan kể lại câu chuyện của Ấn Độ giáo về một chú cá đi tìm Nữ chúa Cá và hỏi: "Cháu thường được nghe nói về biển, nhưng biển là gì? Nó ở đâu?"

Nữ chúa Cá giải thích: "Cháu sống, cháu chuyển động, cháu tồn sinh trong biển. Biển ở trong cháu, ở ngoài cháu. Cháu từ biển mà ra và cũng sẽ chết đi trong biển. Biển bao quanh cháu như chính bản thể của cháu"…



 
cốt nhục thiền 2



TRÍCH ĐOẠN:
  1.  MỘT TÁCH TRÀ
Nam Ẩn (Nan In), một Thiền sư Nhật Bản vào thời Minh Trị, tiếp một giáo sư đại học đến tham vấn về Thiền. Nam Ẩn mời trà. Ông rót đầy trà vào tách của khách và cứ tiếp tục rót.

Vị giáo sư nhìn tách trà tràn đầy lai láng cho đến khi không nén được. “Cái tách đã đầy. Không thể nào rót thêm vào nữa!”. “Giống như cái tách này”, Nam Ẩn nói, “ông còn tràn đầy những ý kiến và tư biện. Làm sao tôi có thể trình bày cho ông hiểu thế nào là Thiền khi ông còn chưa trút hết cái tách của ông?”

 2. KIM CƯƠNG GIỮA ĐƯỜNG LẦY LỘI
Ngu Đường (Gudo) là thầy của Thiên hoàng đương thời. Mặc dầu vậy, ngài vẫn thường đi đây, đi đó như một khất sĩ du phương. Một hôm, trên đường đi đến Edo, trung tâm văn hóa, chính trị của lãnh địa của Tướng quân, ngài đến gần một ngôi làng nhỏ tên là Takenaka. Trời đã tối và mưa rơi nặng hạt. Ngu Đường ướt sũng cả người. Đôi dép rơm của ngài rách tả tơi. Đến gần một nông trại gần làng, ngài trông thấy bốn, năm đôi dép treo nơi cửa sổ và quyết định mua vài đôi dép khô.

 
Người phụ nữ mang dép ra cho Ngu Đường thấy ngài ướt sũng bèn mời ngài ở lại qua đêm. Ngu Đường nhận lời, cảm ơn chị ta. Ngài bước vào và tụng một bài kinh trước bàn thờ gia đình. Sau đó, người phụ nữ giới thiệu Ngu Đường với mẹ và các con. Thấy mọi người trong gia đình có vẻ u sầu, ngài hỏi phải chăng có điều gì không ổn.

“Chồng con là một kẻ bài bạc và say sưa”, người phụ nữ kể với ngài. “Khi được bạc, anh ấy uống say và sẵn sàng chửi mắng. Khi thua bạc, anh ấy đi vay mượn người khác. Thỉnh thoảng, anh ấy say đến mức không về nhà được. Con phải làm sao đây?”

“Ta sẽ giúp anh ấy”, Ngu Đường nói. “Chị cầm lấy ít tiền này, mua cho ta một bình rượu to và ít đồ ăn ngon. Rồi chị có thể vào nghỉ. Ta sẽ ngồi thiền định trước bàn thờ”.

Khi người đàn ông về nhà lúc nửa đêm, say khướt, anh ta gầm: “Này vợ, ta về đây. Có gì cho ta ăn không?”

“Ta có chút ít cho anh đây”, Ngu Đường nói. “Ta bị mắc mưa và vợ anh tử tế mời ta ở lại đây qua đêm. Bù lại, ta đã mua một ít rượu và cá, vì vậy, anh có thể chén”.


 
cốt nhục thiền 3


Người đàn ông rất vui mừng. Anh ta uống cạn hết bình rượu và lăn quay ra ngủ. Ngu Đường ngồi thiền định bên cạnh. Sáng hôm sau, khi thức dậy, người đàn ông quên hết mọi chuyện đêm trước. “Ông là ai? Ông từ đâu đến?” Anh ta hỏi trong lúc Ngu Đường vẫn đang ngồi thiền. “Ta là Ngu Đường ở Kinh Đô (Kyoto), ta đang trên đường đi Edo.” Thiền sư trả lời. Người đàn ông rất hổ thẹn, anh ta bối rối xin lỗi vị thầy của hoàng đế.

Ngu Đường mỉm cười: “Mọi thứ trong đời này đều vô thường”, ngài giảng. “Cuộc sống vốn ngắn ngủi. Nếu anh cứ tiếp tục cờ bạc, rượu chè, anh sẽ không có đủ thời giờ để làm bất kỳ chuyện gì khác, và còn làm khổ vợ con nữa”. Đầu óc của người chồng sực tỉnh như ra khỏi giấc mơ. “Thầy nói đúng”, anh ta nói. “Làm sao con đền đáp lại cho Thầy về lời dạy quý báu này! Xin Thầy cho con theo bước tiễn chân Thầy và mang vác đồ đạc của Thầy một đỗi”.

“Được, nếu anh muốn thế”. Ngu Đường đồng ý.

Cả hai lên đường. Đi được ba dặm đường, Ngu Đường bảo người đàn ông quay lại. “Xin cho con đi thêm năm dặm nữa!”, anh ta khẩn cầu Ngu Đường. Họ lại tiếp tục đi. “Anh quay lại được rồi đấy”. Ngu Đường khuyên.

“Mười dặm nữa!” người đàn ông đáp. Đi hết thêm mười dặm, Ngu Đường nói: “Bây giờ anh hãy quay về đi!”
“Con sẽ theo Thầy suốt đời”, người đàn ông tuyên bố.

Các Thiền sư Nhật Bản hiện đại đều kế truyền từ một vị Thiền sư nổi tiếng, truyền nhân của Ngu Đường. Tên ngài là Vô Nan (Mu-nan), người không bao giờ quay lại…


 


ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ:
Paul Reps là tác giả của nhiều tập thơ và tản văn lấy cảm hứng từ Thiền, một trong số đó là tác phẩm Thiển Khái Thị (Zen Telegrams). Ông là một người Mỹ đã từng sống qua nhiều quốc gia như Ấn Độ, Bắc Âu và Nhật Bản, suốt đời là một kẻ hành hương với niềm tin qua đó có thể được tận hưởng, nuôi dưỡng ân phúc ngay trong chính cuộc đời này.

Nyogen Senzaki, một học giả nghiên cứu Phật giáo nổi tiếng trên thế giới, là một khất sĩ du phương, từng nghiên cứu và du hành qua nhiều nơi, từ tự viện này qua tự viện khác. Dần dà cuộc lữ hành đã đưa ông đến nước Mỹ, và đã sống ở đấy hơn 50 năm. Những người từng được thụ nhận sự minh triết của ông có thể kể là Robert Aitken Roshi, Eido Roshi và Gary Snyder.


 
thông tin cuối bài viết
 
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây