094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

TỪ CHÁNH NIỆM ĐẾN GIÁC NGỘ - AJAHN BRAHM TỪ CHÁNH NIỆM ĐẾN GIÁC NGỘ - AJAHN BRAHM Tác Giả: Ajahn Brahm
Dịch: Nguyên Nhật & Như Mai
Nhà Xuất Bản: Tôn Giáo
Số Trang: 457 Trang
Hình Thức: Bìa Mềm
Khổ Sách: 14x20cm
Năm Xuất Bản: 2010
Độ Dày: 2cm
CNGN THIỀN & MẬT TÔNG 90.000 đ Số lượng: 18 Quyển
  • TỪ CHÁNH NIỆM ĐẾN GIÁC NGỘ - AJAHN BRAHM

  •  299 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: CNGN
  • Giá bán: 90.000 đ

  • Tác Giả: Ajahn Brahm
    Dịch: Nguyên Nhật & Như Mai
    Nhà Xuất Bản: Tôn Giáo
    Số Trang: 457 Trang
    Hình Thức: Bìa Mềm
    Khổ Sách: 14x20cm
    Năm Xuất Bản: 2010
    Độ Dày: 2cm


Số lượng
Số lượng: 18 Quyển
Lời Giới Thiệu Của Jack Kornfield
Bạn đang cầm trong tay một cuốn sách hướng dẫn hành Thiền do một vị sư đầy kinh nghiệm tu tập uyên thâm trình bày. Sư Ajahn Brahm là một trong những vị sư thuộc thế hệ mới của những tăng sĩ Tây phương đã tu học, thực hành và nắm vững giáo lý quan trọng của Đức Phật, và nay Sư cống hiến kinh nghiệm ấy cho các hành giả thành tâm trên khắp thế giới hiện đại. Trong cuốn Từ Chánh niệm Đến Giác Ngộ bạn sẽ tìm thấy toàn bộ những lời dạy thấu đáo để phát triển và đi sâu vào Thiền tập, đặc biệt nhắm mục đích nhập Định hay nhập các Tầng Thiền, và khai mở tuệ giác tiếp theo sau. Sư Ajahn Brahm cống hiến cho chúng ta những hiểu biết cẩn trọng và tinh tế để giúp chúng ta chuyển hóa được những khó khăn ban đầu và đưa tâm đến một trạng thái hỷ lạc, khinh an và vững chãi sâu lắng của Định. Rồi Sư dùng nhất tâm chánh niệm để soi sáng tính vô ngã, từ đó đưa đến tri kiến giải thoát.

 
từ chánh niệm đến giác ngộ 1 min


Đây là những lời giảng dạy tuyệt vời. Tôi hoan hỷ công nhận kinh nghiệm phong phú của Sư Ajahn Brahm đã mang lại kết quả tốt đẹp trong việc hướng dẫn hành giả tu Thiền, Sư trình bày đường lối tu tập hướng đến nhập định và tuệ giác như là con đường chân chính đích thực mà Đức Phật đã dạy cho chúng ta, và vì thế đó là con đường tốt nhất. Đây quả là một con đường ưu việt. Nhưng Đức Phật cũng đã giảng dạy nhiều phương cách khác cũng tốt như vậy để hành Thiền và Ngài cũng đã đùng nhiều phương tiện thiện xảo khác để giúp các đệ tử của Ngài đạt được giác ngộ. Những lời giảng dạy của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Đức Dalai Lama, Ajahn Buddhadasa hay Sunlun Sayadaw là một vài ví dụ trong số những bậc thầy khắp thế giới đã cống hiến tuệ giác của họ từ những góc độ khác nhau và mang cùng một vị giải thoát như vậy.

Tất cả những bậc Thầy này đã tạo hành một đóa hoa Mạn-đà-la đầy hương sắc của Giáo Pháp sinh động, trong đó Sư Ajahn Brahm đã làm hiển lộ một khía cạnh thật quan trọng. Vì vậy, những bạn nào quan tâm đến việc thực tập đề đạt tới các tầng Thiền và giáo pháp thâm sâu của Phật đạo thì hãy đọc cuốn sách này thật kỹ. Và tập thực hành. Bạn sẽ thọ nhận được rất nhiều từ những lời giảng dạy phong phú và sâu sắc này và thậm chí còn tiếp thu nhiều hơn nữa từ những kinh nghiệm đã được truyền đạt nơi đây. Và Đức Phật cũng như Sư Ajahn Brahm đều khuyên chúng ta, hãy tự mình thử nghiệm, hãy thực hành, và từ đó học hỏi, nhưng đừng bám víu vào chúng. Hãy để chúng dẫn dắt bạn đến con đường giải thoát mọi dính mắc, một tâm giải thoát đích thực. Cầu mong những lời giảng dạy này sẽ đem lại hiểu biết, lợi ích và phước lành cho tất cả mọi người.
Với tâm từ, Jack Kornfield - Spint Rock Center, Woodacre, California-2006

 
từ chánh niệm đến giác ngộ 2 min



Tổng Quát Về Thiền Định
Thiền là phương pháp buông xả. Khi hành Thiền, bạn buông xả cả thế giới phức tạp bên ngoài để đạt đến trạng thái an tịnh nội tâm đầy uy lực. Trong tất cả mọi hình thái của chủ thuyết thần bí và trong nhiều truyền thống tâm linh, thiền định là con đường dẫn đến tâm thanh tịnh và đầy uy lực. Chứng nghiệm được cái tâm thanh tịnh này, cái tâm đã được giải thoát khỏi mọi ràng buộc của thế giới, thật hoan hỷ không thể tưởng tượng được. Đó là nguồn hạnh phúc hơn hẳn các dục lạc thế gian. Trong lúc hành Thiền bạn sẽ gặp một số khó khăn, nhất là vào buổi ban đầu, nhưng nếu bạn kiên trì, Thiền tập sẽ đưa bạn đến những trạng tái tâm linh tuyệt vời đầy ý nghĩa. Theo qui luật tự nhiên, nếu không nỗ lực thì ta sẽ không đạt được tiến bộ. Dù bạn là một cư sĩ hay tăng ni, nếu không nỗ lực tinh tấn thì sẽ không đi đến đâu cả. Chỉ nỗ lực thôi cũng chưa đủ. Nỗ lực cần phải khéo léo. Nghĩa là phải biết đưa năng lượng của bạn đến đúng chỗ và duy trì năng lượng ấy cho đến khi hoàn tất. Nỗ lực khéo léo không gây trở ngại và cũng không quấy rối bạn; mà nó sẽ phát sinh sự an tịnh tuyệt vời khi bạn đã nhập định.

Mục Tiêu Của Hành Thiền
Để biết bạn cần phải hướng nỗ lực đến nơi nào trong lúc hành Thiền, bạn cần phải hiểu rõ mục tiêu của bạn. Mục tiêu của hành Thiền là đạt đến trạng thái tĩnh lặng tuyệt mỹ, và cái tâm trong sáng. Nếu bạn hiểu được mục tiêu ấy, thì bạn sẽ thấy rõ hơn bạn cần hướng nỗ lực đến nơi nào và dùng phương tiện gì để đạt được mục tiêu đó. Nỗ lực ấy hướng đến việc buông xả việc phát triển tâm sẵn sàng từ bỏ. Một trong những lời dạy đơn giản nhưng rất thâm sâu của Đức Phật là “Một hành giả dùng buông xả làm đối tượng chính để tu tập thì sẽ đạt được Định dễ dàng”, nghĩa là chú tâm tĩnh lặng, mục tiêu của hành Thiền (Tương Ư. BK 48, 9)(1). Hành giả ấy gần như sẽ tự động đạt được những trạng thái hỷ lạc nội tâm. Đức Phật dạy rằng nguyên nhân chính để nhập Định và đạt được những trạng thái đầy uy lực đó chính là khả năng buông xả và từ bỏ.

 
từ chánh niệm đến giác ngộ 3 min


Buông Bỏ Mọi Gánh Nặng Của Chúng Ta
Trong lúc Thiền tập, chúng ta không được nuôi dưỡng cái tâm tích lũy và nắm giữ sự vật. Thay vào đó chúng ta phải phát triển cái tâm sẵn lòng buông xả, từ bỏ mọi gánh nặng. Trong đời sống hằng ngày, chúng ta phải mang nặng nhiều bổn phận, giống như những hành lý nặng nề, nhưng trong thời gian Thiền tập, những hành lý đó không cần thiết. Trong lúc Thiền tập, hãy đặt các gánh nặng xuống, càng nhiều càng tốt. Hãy nghĩ đến những nhiệm vụ và thành quả công việc như những quả tạ nặng nề đè lên người bạn. Hãy vứt bỏ chúng không tiếc nuối. Chính cái tâm sẵn sàng buông bỏ như vậy sẽ đưa bạn đi sâu vào Thiền định. Ngay cả trong giai đoạn mới bắt đầu Thiền tập, hãy xem thử bạn có thể phát sinh năng lượng muốn từ bỏ – ý muốn xả ly mọi chuyện.

Khi tâm của bạn xả ly mọi chuyện, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng và tự do hơn nhiều. Trong Thiền tập, sự buông bỏ xảy ra từng giai đoạn, từng bước một. Hành giả giống như những con chim bay bổng trên bầu trời, và vươn tới đỉnh cao. Chim không bao giờ mang theo hành lý! Những hành giả thiện xảo trút bỏ mọi gánh nặng, bay bổng và vươn tới đỉnh cao tuyệt mỹ của tâm. Chính trên thượng đỉnh của tri giác ấy mà hành giả hiểu được ý nghĩa của cái mà chúng ta gọi là “tâm”, từ kinh nghiệm trực tiếp của mình. Cùng lúc đó, hành giả cũng hiểu được bản chất của cái mà ta gọi là “ngã”, “Thượng đế”, “thế giới”, “vũ trụ”, tất cả sự vật. Chính nơi đây hành giả được giải thoát – không phải trong lãnh vực ý niệm, mà trên tột đỉnh của sự tĩnh lặng nội tâm…

 
từ chánh niệm đến giác ngộ 4


Đôi Nét Tiểu Sử Thiền Sư Ajahn Brahm
Thiền sư Ajahn Brahmavamso thường được biết với tên ngắn gọn là Ajahn Brahm, sinh năm 1951 tại Lon-don, Anh quốc. Vào tuổi 16, khi còn là một học sinh trung học, sư đã tham dự nhiều khóa Thiền, đọc nhiều sách Phật giáo và tự nhận mình là Phật tử. Sở thích nghiên cứu Phật giáo và hành thiền ngày càng phát triển khi sư theo học ngành Vật lý Lý thuyết tại Đại Học Cambridge. Sau khi tốt nghiệp đại học, sư đi dạy học một năm, rồi quyết định từ giã cuộc đời thế tục, lên đường sang Thái Lan tìm thầy học đạo. Năm 23 tuổi, sư xuất gia và tu học 9 năm dưới sự hướng dẫn của Thiền sư Ajahn Chah, thuộc hệ phái Nguyên thủy, truyền thống khổ hạnh Sơn Lâm (Forest Sangha), ở miền Đông Bắc Thái Lan. Thiền sư Ajahn Chah là một trong những Thiền sư danh tiếng được tôn kính bậc nhất ở Thái Lan.

Năm 1983, sư được Hội Phật giáo Tây Úc mời về Perth (Tây Úc) để thiết lập Tu viện Bodhinyana, một Tu viện Phật giáo Nguyên Thủy đầu tiên của Úc theo truyền thống Sơn Lâm, ở khu rừng Serpentine, phía Nam thành phố Perth. Hiện nay Thiền sư là trụ trì Tu viện Bodhinyana, một Tu viện có nhiều tăng chúng nhất ở Úc. Do nhu cầu thiền sinh ghi tên theo học thiền tập dưới sự hướng dẫn của ngài ngày càng đông, nên từ năm 2003, Thiền sư Ajahn Brahm đã cùng với Hội Phật giáo Tây Úc vận động xây dựng Thiền Viện Jhana Grove, một trung tâm hành thiền lớn nhất Nam bán cầu, chỉ cách Tu viện Bodhinyana 1km. Thiền viện Jhana Grove vừa mới được khánh thành vào tháng Tư năm 2009.

Hiện nay, Thiền sư Ajahn Brahm là nhà lãnh đạo tinh thần của Thiền viện Jhana Grove cũng như của Hội Phật giáo Tây Úc, Hội Phật giáo Victoria, Hội Phật giáo Nam Úc, Hội Liên Hữu Phật giáo Singapore (Buddhist Fellowship of Singapore), và là một trong những vị cao tăng lãnh đạo của Giáo Hội Tăng Già Úc Châu (Australian Buddhist Sangha).

 
từ chánh niệm đến giác ngộ 5 min



Mục Lục:
Đôi Nét Tiểu Sử Thiền Sư Ajahn Brahm
Lời Giới Thiệu Của Jack Kornfield
Lời Giới Thiệu Của Người Dịch
Lời Cảm Tạ Của Tác Giả
Chữ Viết Tắt
Giới Thiệu Tổng Quát Về Thiền Định
Phần 1: An Lạc Của Thiền Định
  1. Căn Bản Pháp Hành Thiền 1
  2. Căn Bản Pháp Hành Thiền 2
  3. Những Chướng Ngại Trong Hành Thiền 1
  4. Những Chướng Ngại Trong Hành Thiền 2
  5. Phẩm Chất Của Chánh Niệm
  6. Sử Dụng Sự Đa Dạng Để Tạo Hứng Thú Cho Hành Thiền
  7. Hơi Thở Tuyệt Đẹp
  8. Bốn Trọng Tâm Của Chánh Niệm/Tứ Niệm Xứ
Phần 2: Hỷ Lạc Và Tiến Đến Bờ Giác Ngộ
  1. Nhập Sơ Thiền: Hỷ Lạc
  2. Nhị Thiền: Hỷ Lạc Tiếp Nối Hỷ Lạc
  3. Tam Thiền: Hỷ Lạc, Hỷ Lạc Và Hỷ Lạc Tiếp Nối Nhau
  4. Bản Chất Của Tuệ Giác
  5. Tuệ Giác Giải Thoát
  6. Giác Ngộ: Nhập Vào Dòng Thánh
  7. Tiến Đến Giác Ngộ Hoàn Toàn
Kết Luận: Buông Xả Đến Tận Cùng
Chú Thích
Tài Liệu Tham Khảo
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây