094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

VỚI MỖI TỪNG HƠI THỞ - THANISSARO (GEOFFREY DEGRAFF) VỚI MỖI TỪNG HƠI THỞ - THANISSARO (GEOFFREY DEGRAFF) Tác Giả: Tỳ Kheo Thanissaro (Geoffrey DeGraff)
Dịch: Phương Thuỷ
NXB: Hồng Đức 
Số Trang: 237 Trang
Hình Thức: Bìa Mềm 
Khổ: 14,5x20,5cm
Năm XB: 2020
Độ Dày: 1,5cm
VTHT THIỀN & MẬT TÔNG 70.000 đ Số lượng: 1000020 Quyển
  • VỚI MỖI TỪNG HƠI THỞ - THANISSARO (GEOFFREY DEGRAFF)

  •  2200 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: VTHT
  • Giá bán: 70.000 đ

  • Tác Giả: Tỳ Kheo Thanissaro (Geoffrey DeGraff)
    Dịch: Phương Thuỷ
    NXB: Hồng Đức 
    Số Trang: 237 Trang
    Hình Thức: Bìa Mềm 
    Khổ: 14,5x20,5cm
    Năm XB: 2020
    Độ Dày: 1,5cm


Số lượng
VỚI TỪNG MỖI HƠI THỞ - HƯỚNG DẪN HÀNH THIỀN
With Each & Every Breath, A Guide To Meditation
 
với từng mỗi hơi thở


LỜI CẢM ƠN CỦA TÁC GIẢ
Trong mấy năm qua, một vài ông bà, cụ thể là Mary Talbot, Jane Yudelman, Bok Lim Kim và Larry Rosenberg đã đề nghị tôi “Khi nào Sư sẽ viết hướng dẫn về hành thiền hơi thở?” Tôi đã luôn nói với họ rằng cuốn Giữ Hơi Thở Trong Tâm (Keeping the Breath in Mind) của Ajaan Lee là hướng dẫn thực hành tuyệt vời, nhưng họ vẫn nài nỉ lần nữa là cần một cuốn sách viết cụ thể cho những người không biết về Truyền Thống Ẩn Lâm Thái Lan. Sự thúc bách nhẹ nhàng nhưng bền bỉ của họ là nhân duyên đưa cuốn sách này ra đời. Bây giờ khi cuốn sách đã thành hiện thực, tôi muốn cám ơn họ vì tôi đã học được nhiều điều khi cố gắng gom các ý nghĩ về chủ đề này dưới dạng ngắn gọn và có thể tiếp cận được.

Cuốn sách đã mang lại lợi ích nhờ những ý kiến đóng góp của họ cũng như ý kiến đóng góp của Ajahn Nyanadhammo, Michael Barber, Matthew Grad, Ruby Grad, Katharine Greider, Addie Onsanit, Nathanial Osgood, Dale Schulz, Joe Thitathan, Donna Todd, Josephine Wolf, Barbara Wright và các quý Sư ở đây trong tu viện này. Tôi muốn cám ơn tất cả quý vị đã giúp đỡ. Tất nhiên, bất cứ sai sót nào trong cuốn sách này là lỗi của chính bản thân tôi.
Tháng 12 Năm 2012
Tỳ Kheo Thanissaro



LỜI CỦA NGƯỜI DỊCH
Tôi xin thành kính tri ân tác giả Tỳ kheo Thanissaro đã soạn thảo rất công phu cuốn sách này! Tôi chân thành cám ơn cư sĩ Binh Anson đã tặng tôi cuốn sách Với Mỗi Từng Hơi Thở bằng tiếng Anh và khuyến khích tôi dịch ra tiếng Việt. Xin cám ơn các bạn bè đã đọc và góp ý chỉnh sửa bản thảo. Xin tùy hỉ các nhà hảo tâm đã hùn phước tịnh tài, công sức, trí tuệ và tinh thần để in ấn cuốn sách này.

Khi đọc cuốn sách này, tôi thấy tác giả hướng dẫn chi tiết và trang bị khá đầy đủ kiến thức chuẩn bị cần thiết cho người mới bắt đầu hành thiền. Để tập thiền tốt, người thực hành cần có chuẩn bị thân tâm luôn thả lỏng và thư giãn trong môi trường đặc trưng thuận lợi (không phải tập ở đâu cũng được, nhất là với người mới). Người hành thiền có thể làm bất cứ cách nào phù hợp dựa trên nguyên tắc nhất định để có thể đưa thân tâm về trạng thái thư giãn trong hiện tại. Người đọc sẽ thấy có nhiều kỹ thuật, mỗi người tập thiền có thể sáng tạo các cách riêng cho mình tùy hoàn cảnh, tình huống cụ thể khác nhau, không quá bám chặt vào sách vở, ngôn từ, kể cả cuốn sách này. Và cuối cùng, để thành công trên con đường tâm linh, người thực hành nhất thiết cần học trực tiếp từ một vị thầy có trí tuệ, đức hạnh và có nhiều kinh nghiệm thiền tập sâu sắc. Không thể học thiền đại trà, không có một phương pháp riêng phù hợp cho tất cả mọi người. 

Tôi có hướng thường dùng từ thuần Việt, hạn chế dùng từ Hán Việt. Ví dụ, dùng “hướng tâm” chỉ cho chi thiền “tầm”, “thẩm sát” chỉ cho chi thiền “tứ”, “tập hợp” chỉ cho “uẩn” trong ngũ uẩn, “tạo tác” cho “hành” thuộc ngũ uẩn, “nhận thức” hoặc “tri giác” hoặc “nhận biết” chỉ cho “tưởng” thuộc ngũ uẩn … Tôi xin chia sẻ phước báu dịch cuốn sách này dâng lên Thiền Sư Thanissaro, các bậc Thầy và các vị ân nhân của tôi, tới cha mẹ, gia đình và bạn bè của tôi, cùng tất cả chư thiên, loài người và các chúng sinh ở khắp các cõi. Nguyện cho tất cả đều được an vui, tu tiến và tìm được hạnh phúc chân thật!
Hà Nội, tháng 1 năm 2020
Phương Thủy



GIỚI THIỆU
THIỀN TẬP: TẬP GÌ VÀ TẠI SAO

Thiền là huấn luyện tâm, giúp tâm phát triển sức mạnh và các kỹ năng cần thiết để giải quyết các vấn đề của nó. Giống như có nhiều phương thuốc khác nhau để chữa trị các bệnh khác nhau của thân, có nhiều loại thiền khác nhau để giải quyết các vấn đề đa dạng của tâm. Kỹ thuật thiền dạy trong cuốn sách này là kỹ năng nhằm giải quyết vấn đề cơ bản nhất của tâm: căng thẳng và đau khổ mà tâm tự gây ra thông qua những suy nghĩ và hành động của chính nó. Mặc dù tâm muốn hạnh phúc, tâm vẫn sai khiến làm cho chính nó đau đớn về tinh thần. Thực tế, đau đớn này xuất phát từ những nỗ lực sai lầm của tâm khi đi tìm hạnh phúc. Thiền giúp khám phá ra những nguyên nhân vì sao tâm làm vậy và khi khám phá ra những nguyên nhân đó, thiền giúp bạn chữa lành chúng. Khi chữa chúng, nó mở ra cho bạn khả năng có được hạnh phúc chân thật, thứ hạnh phúc bạn có thể nương tựa vào, thứ hạnh phúc sẽ không bao giờ thay đổi hay làm bạn thất vọng. Đó là tin tốt về thiền: Hạnh phúc chân thật là có thể và bạn có thể đạt được hạnh phúc đó nhờ nỗ lực của chính mình. Bạn không phải làm hài lòng bản thân chỉ với những niềm vui mà cuối cùng cũng sẽ rời bỏ bạn.


 
với từng mỗi hơi thở 1


Bạn không phải cam chịu tư tưởng rằng hạnh phúc tạm bợ là thứ tốt đẹp nhất mà cuộc đời có để ban tặng. Và bạn không phải đặt niềm hi vọng hạnh phúc của mình dựa vào bất cứ người nào hay sức mạnh nào bên ngoài bản thân. Bạn có thể huấn luyện tâm tiếp cận tới một thứ hạnh phúc hoàn toàn đáng tin cậy, thứ hạnh phúc không làm hại bạn hay bất kỳ ai. Không chỉ có mục tiêu của việc hành thiền là tốt đẹp; mà các phương tiện để đạt tới mục tiêu đó cũng tốt lành. Đó là những hoạt động và các phẩm chất tâm bạn có thể tự hào phát triển: ví dụ như trung thực, chính trực, lòng bi mẫn, niệm và trí tuệ. Bởi vì hạnh phúc chân thật đến từ bên trong, nó không đòi hỏi bạn lấy bất cứ thứ gì từ ai khác cả. Hạnh phúc chân thật của bạn không mâu thuẫn với hạnh phúc chân thật của bất kỳ ai khác trên thế gian này. Và khi bạn tìm thấy hạnh phúc chân thật ở bên trong, bạn có nhiều thứ hơn nữa để chia sẻ với những người khác. Đó là lý do tại sao việc thực hành thiền là một hành động tử tế với những người khác cũng như với chính bản thân mình. Tất nhiên, khi vấn đề căng thẳng và đau khổ được giải quyết, bạn là người được lợi ích trực tiếp nhất. Nhưng bạn không phải là người duy nhất được lợi. Khi bạn tạo ra căng thẳng và đau khổ cho bản thân, bạn làm suy yếu chính mình.

Bạn đặt gánh nặng không chỉ lên mình, mà còn lên những người khác quanh bạn: từ việc trông mong họ giúp đỡ và hỗ trợ đến việc làm tổn hại họ do bạn có thể nói hoặc làm những điều ngốc nghếch khi bạn yếu đuối và sợ hãi. Đồng thời, bạn cũng không thể giúp đỡ họ giải quyết các vấn đề của họ vì bạn đã quá bận rộn với những vấn đề của mình. Nếu tâm bạn có thể học cách dừng gây ra căng thẳng và đau khổ cho chính nó, bạn sẽ ít đặt gánh nặng lên người khác và bạn có thể giúp đỡ họ tốt hơn. Do vậy, thực hành thiền dạy bạn tôn trọng những thứ bên trong bạn, đó là những thứ đáng được tôn trọng: ước muốn của bạn có được hạnh phúc chân thật, hoàn toàn đáng tin cậy và hoàn toàn vô hại; khả năng bạn có thể tìm thấy hạnh phúc đó qua những cố gắng của bản thân. Để chấm dứt hoàn toàn căng thẳng và đau khổ do tâm tự gây ra cần rất nhiều tận tụy, rèn luyện và kỹ năng. Nhưng kỹ thuật thiền dạy trong cuốn sách này không chỉ đem lại lợi ích cho những người đã sẵn sàng thực hành theo nó cho đến khi đạt đến giác ngộ hoàn toàn. Thậm chí, nếu bạn chỉ muốn hỗ trợ để kiểm soát cơn đau hay tìm thấy một chút an bình và ổn định hơn trong cuộc sống, thiền đem đến nhiều điều giúp cho bạn. Nó còn có thể làm vững mạnh tâm để giải quyết nhiều vấn đề trong cuộc sống hàng ngày, bởi vì nó phát triển các phẩm chất như niệm, tỉnh giác, định và tuệ, đó là những phẩm chất hữu ích trong tất cả các hoạt động ở gia đình, nơi làm việc hay ở bất cứ nơi nào bạn có mặt.


 
với từng mỗi hơi thở 2


Các phẩm chất này cũng giúp giải quyết một số vấn đề lớn hơn và khó khăn hơn của cuộc sống. Nghiện ngập, sang chấn tâm lý, mất mát, thất vọng, bệnh tật, tuổi già và thậm chí là cái chết sẽ được xử lý dễ dàng hơn khi tâm đã phát triển các kỹ năng được nuôi dưỡng nhờ thiền. Do đó, thậm chí nếu bạn không hành thiền cho đến khi giải thoát hoàn toàn khỏi căng thẳng và đau khổ, thiền vẫn có thể giúp bạn giải quyết đau khổ của bạn khéo léo hơn – nói cách khác, là ít gây hại hơn cho chính bạn và những người xung quanh. Điều này, bản thân nó, cũng xứng đáng với việc bạn dành thời gian thực hành. Nếu sau này bạn quyết định theo đuổi việc thực hành xa hơn, xem liệu việc hành thiền có thể thực sự dẫn tới giải thoát hoàn toàn không thì sẽ càng tốt đẹp hơn rất nhiều.

CUỐN SÁCH NÀY VIẾT NHỮNG GÌ
Kỹ thuật hành thiền được mô tả ở đây được đúc rút từ hai nguồn. Nguồn thứ nhất là những hướng dẫn của Đức Phật về cách sử dụng hơi thở để huấn luyện tâm. Những hướng dẫn này được nêu trong Kinh văn Pali, bản ghi chép cổ xưa nhất hiện còn lại về những lời dạy của Đức Phật. Như Kinh văn ghi, Đức Phật nhận thấy hơi thở là đề mục thiền thư giãn – cho cả thân và tâm – cũng như là đề mục lý tưởng để phát triển niệm, định và tuệ. Thực tế, đó là đề mục mà chính Đức Phật đã sử dụng trên con đường đi tới giác ngộ của Ngài. Đó là lý do Đức Phật đã dạy đề mục này cho nhiều người hơn và dạy đề mục này chi tiết hơn các đề mục thiền khác. Nguồn thứ hai là phương pháp thiền hơi thở do Ajaan Lee Dhammadharo phát triển ở thế kỷ trước, Ajaan Lee là một bậc Thiền sư giỏi thuộc dòng Phật giáo quen thuộc ở Thái Lan là Truyền Thống Ẩn Lâm. Phương pháp của Ajaan Lee được xây dựng dựa trên hướng dẫn của Đức Phật, giải thích chi tiết nhiều điểm mà Đức Phật giảng súc tích. Tôi đã tập luyện theo kỹ thuật này trong mười năm theo chỉ dạy của Ajaan Fuang Jotiko, một trong các học trò của Ajaan Lee, nên một số hiểu biết rõ nét ở đây được rút ra từ kinh nghiệm thực hành của tôi với Ajaan Fuang.


 
với từng mỗi hơi thở 3


Tôi đã dựa vào những nguồn hướng dẫn này để chú tâm vào hơi thở là đề mục thiền chính bởi vì đó là đề mục an toàn nhất trong tất cả các đề mục thiền. Kỹ thuật được mô tả ở đây đưa thân và tâm tới trạng thái an ổn cân bằng. Kết quả là điều này cho phép tâm có được những hiểu biết thấu đáo quân bình về những hoạt động của chính nó, do đó tâm có thể nhìn thấy cách nó gây ra căng thẳng và đau khổ và buông xả chúng một cách hiệu quả. Kỹ thuật này là một phần của con đường toàn diện huấn luyện tâm bao gồm không chỉ có hành thiền mà còn có cả việc phát triển lòng rộng lượng, hào phóng và đức hạnh. Phương pháp cơ bản cho mỗi phần huấn luyện này là giống nhau: hiểu tất cả các hành động của bạn như là một phần trong chuỗi nhân và quả, do vậy bạn có thể hướng các nhân theo chiều tích cực hơn. Với mỗi hành động trong suy nghĩ, lời nói hay việc làm, bạn quán chiếu về điều bạn đang làm trong khi đang làm việc đó. Bạn tìm động cơ dẫn tới những hành động đó và các kết quả mà những hành động đó đem lại. Khi quán chiếu, bạn tập đặt câu hỏi cho hành động của bạn theo cách cụ thể:

Những hành động này có dẫn tới căng thẳng và đau khổ không, hay dẫn tới chấm dứt căng thẳng và đau khổ?
Nếu chúng dẫn tới căng thẳng, liệu chúng có cần thiết không?
Nếu không, tại sao lại thực hiện chúng một lần nữa?
Nếu chúng dẫn tới chấm dứt căng thẳng, bạn có thể thực hiện thuần thục chúng thành kỹ năng như thế nào? ….


 

MỤC LỤC 

Lời Cảm Ơn Của Tác Giả (9)
Lời Của Người Dịch (11)
Giới Thiệu  (13)
Thiền Tập: Tập Gì Và Tại Sao (13)
Cuốn Sách Này Viết Những Gì (16)
Đọc Sách Này Như Thế Nào (19)
Tiền Đề Cơ Bản (21)


PHẦN MỘT: HƯỚNG DẪN CƠ BẢN

Chuẩn Bị Sẵn Sàng Để Hành Thiền (50)
Khung Cảnh Tự Nhiên Của Bạn (51)
Tư Thế Của Bạn (53)
Trạng Thái Tâm Của Bạn (59)
II. Chú Ý Vào Hơi Thở (64)
III. Xả Thiền (76)
IV. Hành Thiền Ở Các Tư Thế Khác (78)
Thiền Đi (78)
Thiền Đứng (83)
Thiền Nằm (85)
V. Trở Thành Một Thiền Sinh (86)


PHẦN HAI: NHỮNG KHÓ KHĂN PHỔ BIẾN
Cái Đau (94)
Suy Nghĩ Lung Tung (99)
Tình Trạng Buồn Ngủ (105)
Sự Tập Trung Si Mê (Si Định) (107)
Những Tiếng Động Bên Ngoài (108)
Những Rắc Rối Với Chính Hơi Thở (108)
Những Năng Lượng Và Cảm Giác Khác Thường (113)
Đánh Giá Sự Tiến Bộ Của Bạn (118)
Duy Trì Động Cơ Thúc Đẩy (123)
Những Cảm Xúc Gây Rối (127)
Ảo Ảnh & Những Hiện Tượng Kỳ Lạ Khác (140)
Kẹt Vào Thực Hành Định (142)
Tuệ Giác Ngẫu Nhiên (143)


PHẦN BA: THIỀN TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY
I. Sự Chú Tâm Bên Trong Của Bạn (151)
II. Các Hoạt Động Của Bạn (154)
Tiết Chế, Điều Độ Khi Nói Chuyện (157)
Giới Luật (Lời Dạy Về Đạo Lý) (159)
Thu Thúc, Hạn Chế Các Giác Quan (166)
III. Môi Trường Xung Quanh Của Bạn (168)
Những Người Bạn Đáng Ngưỡng Mộ (169)
Thanh Đạm, Tiết Kiệm (172)
Sống Ẩn Dật (175)


PHẦN BỐN: THỰC HÀNH NÂNG CAO 
Jhana (182)
Tuệ Giác (202)
Giải Thoát (213)


PHẦN NĂM
Tìm Thầy (220)
Phụ Lục Các Pháp Hành Thiền Bổ Trợ (232)

 
thông tin cuối bài viết
 
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây