094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

ĐỂ SỐNG ĐỜI SỐNG CÓ Ý NGHĨA - ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA ĐỂ SỐNG ĐỜI SỐNG CÓ Ý NGHĨA - ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA Tác Giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Dịch: Nguyên Hảo
NXB: Phương Đông
Số Trang: 234 Trang Bìa Mềm
Khổ: 13x20,5cm
Năm XB: 2010
Độ Dày: 1,2cm
DSDS ĐẠT LAI LẠT MA 45.000 đ Số lượng: 1999999 Quyển
  • ĐỂ SỐNG ĐỜI SỐNG CÓ Ý NGHĨA - ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

  •  1783 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: DSDS
  • Giá bán: 45.000 đ

  • Tác Giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
    Dịch: Nguyên Hảo
    NXB: Phương Đông
    Số Trang: 234 Trang Bìa Mềm
    Khổ: 13x20,5cm
    Năm XB: 2010
    Độ Dày: 1,2cm


Số lượng
Lời Tựa:
Để sống đời sống có ý nghĩa - Lần đầu tiên tôi được nghe đức Dalai Lama thuyết giảng vào năm 1972. Chỉ ba ngày sau khi tôi đến Daramsala ở biềm Bắc Ấn Độ, ngài bắt đầu một khóa giảng mười sáu ngày, mỗi ngày bốn đến sáu tiếng đồng hồ, về các giai đoạn trên con đường giác ngộ. Tôi đã bắt đầu học t iếng Tây Tạng và tu tập theo Phật giáo Tây Tạng từ năm 1962, và các vị thầy được nhìn nhận qua những sự tiên tri, những sự việc nhìn thấy qua giấc mơ, những sự kiện của tôi, những người được ban cho năng khiếu đặc biệt để hiểu những vấn đề phức tạp trong các chú giải Tây Tạng, đã chuẩn bị cho tôi để học hỏi với những hành giả học Tây Tạng lưu vong ở Ấn Độ. Nhưng, nói cho ngay, tôi không nghĩ rằng một sự tái sanh được chọn lựa có liên hệ đến chính quyền – sinh ra ở vùng đông bắc Tây Tạng vào năm 1935 và lạ thường, và những cuộc thử nghiệm đối với đức Dalai Lama Thứ Mười Bốn ở tuổi lên hai – có thể là một thông báo thuần túy.


 
để sống đời sống có ý nghĩa


Tuy nhiên tôi đã vô cùng ngạc nhiên. Ngài đã trình bay một phạm vi rộng lớn những chủ đề về con đường đưa đến giác ngộ, thu hút tâm thức và trái tim của tôi với những khái niệm, lớn cũng như nhỏ, soi sáng cho tôi những vấn đề từ lâu không được giải quyết, và rộng ra đến những vấn đề khác, đưa tôi vào những lãnh vực hiểu biết mới.

Đức Dalai Lama nói bằng tiếng Tây Tạng với một tiết điệu thích hợp và âm thanh rõ ràng đã làm cho tôi không thể nào bị phân tâm. Có một lần, ngài đặc biệt cảm hứng khi diễn tả những pháp quán để phát triển tâm từ bi. Giọng của ngài lên cao mà ngài nói đùa là “giọng dê”, khi đó tôi như nghe một thi sĩ đang ngập trong cảm hứng. Trong thời gian khóa giảng đó, ngài trình bày toàn bộ những phương pháp thực hành đưa đến giác ngộ, thường sắp những chủ đề mà những người khác tách riêng ở cạnh nhau – tất cả với chiều sâu của một triết gia. Cách diễn tả kết hợp giữa một thi sĩ và một triết gia cũng được nhận thấy trong cuốn sách này, đôi khi như chạm thẳng vào tim với sự diễn tả cảm động về thân phận của đời người và sự đẹp đẽ của lòng vị tha, và những lúc khác thì phân biệt cẩn thận về những sự tu tập như thiền quán tánh không, cung cấp thức dinh dưỡng  cho nhiều năm chiêm nghiệm.


 
để sống đời sống có ý nghĩa 1


Vào tuổi lên năm, đức Dalai Lama được đưa về Lasha, thủ đô của Tây Tạng, ở đây ngài trải qua toàn bộ chương trình giáo tu viện. Vào năm 1950, Trung Cộng vào miền đông Tây Tạng và ngài phải lập tức lãnh trách nhiệm điều khiển Tây Tạng ở tuổi mười sáu. Mặc dù cố gắng hợp tác với những người mới, ngài cũng đã đối diện với sự nguy hiểm sẽ xảy ra cho bản thân. Do đó vào năm 1959, ngài vượt thoát sang Ấn Độ. Trong cuộc sống lưu vong, ngài đã thành công trong việc thiết lập lại những trung tâm văn hóa Tây Tạng về nhiều lãnh vực. Ngài đã đi đến hầu hết các nơi trên thế giới, mang đến một thông điệp – không chỉ cho người Phật tử và tín đồ các  tôn giáo khác, nhưng cho tất cả mọi người – về sự quan trọng của lòng lân mẫn đối với nền tảng của xã hội. Với những cố gắng không mệt mỏi của ngài vì lợi ích cho người Tây Tạng và cho cả loài người, ngài được trao giải Nobel Hòa Bình vào năm 1989.

Ngài đã cho ra đời nhiều tác phẩm, một số cho những thính giả chung chung và một số khác cho những người đặc biệt muốn tìm hiểu về Phật Giáo. Trong cuốn sách này, ngài trình bày một truyền thống tu tập lâu đời của Tây Tạng và kinh nghiệm riêng của ngài, nêu ra những gợi ý về cách tu tập để đạt được sự trong sáng của tinh thần và chuyển hóa tâm thức. Trong cách này, ngài trình bày làm thế nào để cho cuộc sống có ý nghĩa. Trải qua ba mươi năm tôi được biết ngài và trong mười năm tôi phục vụ với tư cách người thông dịch chính trong những chuyến lưu giảng của ngài ở Hoa Kỳ, Canada, Indonesia, Singapore, Malaysia, Australia, Great Britian và Switzerland, tôi đã chứng kiến sự biểu hiện về những tu tập này nơi bản thân ngài. Con người sáng suốt, từ bi, khôi hài và phi thường này đã đi lên từ nền văn hóa Tây Tạng. Nhận thấy điều này rất quan trọng đối với chúng ta. Chúng ta cần đánh giá nền văn hóa đó như là một trong những kỳ quan của thế giới.
Jeffrey Hopkins, Ph.D. (Professor of Tibetan Studies, University of Virginia.)


 
để sống đời sống có ý nghĩa 2


Dẫn Nhập
Nhu Cầu Về Sự An Bình Và Lòng Lân Mẫn
Tôi thường đi nhiều nơi trên thế giới, và mỗi khi tôi nói chuyện với người nào, tôi đều nói chuyện với cảm tưởng rằng tôi là một phần tử trong gia đình họ. Mặc dù chúng ta có thể gặp nhau chỉ lần đầu, tôi đều coi mọi người là bằng hữu. Thật sự, chúng ta đã từng quen biết nhau, một cách sâu xa, với tư cách là những con người cùng chia sẻ những mục tiêu căn bản chung. Tất cả chúng ta đều đi tìm hạnh phúc và đều không muốn khổ đau.

Hai Đường Lối Hạnh Phúc
Có hai cách đi tìm hạnh phúc. Cách thứ nhất là đi tìm bên ngoài. Bằng cách có được chỗ ở tốt hơn, áo quần tốt hơn và bạn bè tốt hơn, chúng ta có thể tìm thấy một mức độ hạnh phúc và thỏa mãn nào đó. Cách thứ hai là bằng sự phát triển tôm hồn để tìm thấy niềm hạnh phúc nội tâm. Tuy nhiên, hai cách đi tìm hạnh phúc này không giống nhau về tính chất vững chãi. Hạnh phúc bên ngoài không thể giữ dài lâu mà không cần đến những phần tử tương ứng với nó. Nếu có điều gì đó thiếu mất trong khung cảnh cuộc sống hiện tại – nếu có cái gì đó mất mát trong tâm hồn bạn – thì dù cho sống trong một khung cảnh xa hoa cùng cực, bạn cũng không thể nào cảm thấy hạnh phúc. Tuy nhiên, nếu bạn có được sự bình an trong tâm hồn, bạn vẫn sẽ tìm thấy hạnh phúc trong những hoàn cảnh khó khăn nhất.

Chỉ có sự tiến bộ về vật chất thôi đôi khi chỉ giải quyết được một vấn đề nhưng phát sinh những vấn đề khác. Ví dụ, có một số người giàu có, có học vấn và địa vị xã hội cao, nhưng không có được hạnh phúc. Họ phải dùng thuốc ngủ và uống nhiều rượu. Có cái gì đó bị thiếu thốn, có cái gì đó vẫn còn chưa được thỏa mãn, do đó những người này phải nương tựa vào thuốc ngủ hay rượu. Mặt khác, có một số người có ít tiền của để phải lo âu lại hưởng đuộc nhiều sự an bình trong tâm hồn. Ban đêm, họ ngủ ngon giấc. Mặc dù nghèo về vật chất, họ vui vẻ và hạnh phúc. Họ chứng tỏ đã được ảnh hưởng từ một đời sống tâm linh tốt. Chỉ phát triển về mặt vật  chất thôi sẽ không giải quyết trọn vẹn vấn đề về sự đau khổ của con người.


 
để sống đời sống có ý nghĩa 3


Trong cuốn sách này, tôi sẽ cống hiến bạn những kỹ thuật trong truyền thống Tây Tạng, nếu được thực hành mỗi ngày, sẽ đem lại sự bình an cho tâm hồn. Khi bạn tạo cho tâm hồn mình có được sự an tĩnh, những náo động và lo âu của bạn sẽ tự nhiên lắng xuống, và bạn sẽ hưởng được nhiều hạnh phúc hơn. Những mối tương quan của bạn với những người khác sẽ phản ảnh những thay đổi này. Và là một con người tốt hơn, bạn sẽ là một công dân tốt hơn của đất nước, và cuối cùng là một công dân tốt hơn của hành tinh.

Lòng Lân Mẫn
Tất cả chúng ta ra đời đều nhờ sự giúp đỡ. Nếu không có lòng thương yêu của cha mẹ, chúng ta sẽ không thể sinh tồn, sẽ ít toàn vẹn hơn nhiều. Khi trẻ con lớn lên trong sự sợ hãi liên tục, không có ai để nương tựa, chúng sẽ đau khổ suốt đời. Bởi vì tâm hồn của trẻ con rất mong manh, nhu cầu về lòng lân mẫn rất rõ ràng.

Những người trưởng thành cũng cần lòng lân mẫn. Nếu có người chào tôi với một nụ cười tử tế, và bày tỏ một thái độ thân thiện chân thật, tôi cảm ơn vô cùng. Mặc dù có thể tôi không quen biết người đó hoặc hiểu ngôn ngữ của họ, họ lập tức làm cho trái tim tôi vui lên. Mặt khác, nếu không có sự lân mẫn, ngay cả người có cùng nền văn hóa với tôi mà tôi đã quen biết nhiều năm, tôi cũng sẽ cảm nhận được thái độ đó. Lòng lân mẫn và tình thương, ý nghĩa chân thật của tình huynh đệ, rất quý giá. Chúng làm cho tập thể có được và sống còn và do đó là những điều sống còn của xã hội…


 


MỤC LỤC:
Lời Tựa
Dẫn Nhập
  1. NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN
Chương 1: Ba Sự Tu Tập Lấy Giác Ngộ Của Đức Phật Làm Khuôn Mẫu
  1. GIỚI
Chương 2: Phạm Vi Của Khổ Sơ Lược Các Loại Đạo Đức
Chương 3: Tìm Hiểu Sự Khởi Đầu Và Chấm Dứt Của Khổ
Chương 4: Không Tổn Hại
Chương 5: Giúp Đỡ
Chương 6: Mong Cầu Giác Ngộ Lý Do Tìm Cầu Giác Ngộ
  1. ĐỊNH
Chương 7: Tập Trung
  1. HUỆ
Chương 8: Cách Hiện Hữu Của Các Loài Hữu Tình Và Vô Tình Nhìn Qua Trí Tuệ Trong Việc Tu Tập
Chương 9: Trung Đạo Sự Cần Thiết Có Cả Định Và Huệ
Chương 10: Tâm Và Bản Tánh Sâu Nhiệm Của Tâm
  1. MẬT GIÁO
Chương 11: Thiền Định Hợp Nhất Với Phật / Bồ Tát
  1. NHỮNG BƯỚC TRÊN ĐƯỜNG ĐẠO
Chương 12: Nhìn Qua Con Đường Đưa Đến Giác Ngộ Tiến Bộ Từ Từ

 
thông tin cuối bài viết
 
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây