094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

HOA NGHIÊM KINH THÁM HUYỀN KÝ - ĐẠI SƯ PHÁP TẠNG HOA NGHIÊM KINH THÁM HUYỀN KÝ - ĐẠI SƯ PHÁP TẠNG Tác Giả: Đại Sư Pháp Tạng
Dịch: Cư Sĩ Nguyên Huệ
NXB: Phương Đông
Khổ: 13x20,5cm
Năm XB: 2012
Hình Thức: Bìa Mềm
Tập 1: 688 Trang – Dày: 3cm
Tập 2: 708 Trang – Dày: 3,2cm
Tập 3: 782 Trang – Dày: 3,6cm
HNK1 GIẢNG GIẢI KINH 500.000 đ Số lượng: 1000005 Bộ
  • HOA NGHIÊM KINH THÁM HUYỀN KÝ - ĐẠI SƯ PHÁP TẠNG

  •  3165 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: HNK1
  • Giá bán: 500.000 đ

  • Tác Giả: Đại Sư Pháp Tạng
    Dịch: Cư Sĩ Nguyên Huệ
    NXB: Phương Đông
    Khổ: 13x20,5cm
    Năm XB: 2012
    Hình Thức: Bìa Mềm
    Tập 1: 688 Trang – Dày: 3cm
    Tập 2: 708 Trang – Dày: 3,2cm
    Tập 3: 782 Trang – Dày: 3,6cm


Số lượng
 
hoa nghiêm kinh thám huyền ký



Bản Kinh này đã được chư vị Tổ thuộc hàng tiền bối của Đông Hoa Nghiêm như Pháp Thuận (557-640), Tổ thứ 1 Trí Nghiễm (602-668) Tổ thứ 2, Pháp Tạng (643 - 712), Tổ thứ 3, nghiên cứu, quảng diễn. (1)

LỜI GIỚI THIỆU

Hoa Nghiêm Kinh Thám huyền ký là tác phẩm lớn nhất trong sự nghiệp hoằng hóa của Đại sư Pháp Tạng (643-712). Tổ thứ 3 của Tông Hoa Nghiêm, là một trong số các nhà Hoa Nghiêm Học nổi tiếng của Phật giáo Trung Quốc, Đời Đường (618-906), người đã Biện giải để xác lập Giáo Nghĩa cho Tông Hoa Nghiêm, người được D. T. Sujuki (1870-1966) đánh giá là một trong số các Học giả xuất sắc nhất của Phật Giáo Trung Quốc. Nội dung của Sách Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký là giải thích Luận giảng, Quảng diễn về Kinh Hoa Nghiêm Bản do Đại sư Phật Đà Bạt Đà La (Phạn: Buddhabhadra 359-429) Hán dịch gồm 7 Xứ (Nơi chốn thuyết giảng) 8 Hội (Lần Thuyết giảng) 34 phẩm, 60 quyển.

Như Lịch sử Phiên dịch Đại Tạng Kinh chữ Hán đã cho thấy, ngay từ Hậu bán thế kỷ thứ 2 TL, đời Hậu Hán (25-220) và thế kỷ thứ 3 TL đời Tam Quốc (220-280), một vài Bản Kinh thuộc loại Biệt Hành của Kinh Hoa Nghiêm như Kinh Phật Thuyết Đầu Sa (ĐTK/ ĐCTT, Tập 10, № 280, 1 quyển) Kinh Phật Thuyết Bồ Tát Bản Nghiệp (ĐTK/ ĐCTT, Tập 10, № 281, 1 quyển) đã được truyền vào Trung Hoa và được Đại sư Chi Lâu Ca Sấm (147-?) cư sĩ Chi Khiêm (Thế kỷ 3 TL) Hán dịch. Sang đời Tây Tấn (265-317) rồi đời Hậu Tần (384-417) ở phương Bắc khá nhiều Bản Kinh cũng thuộc loại Biệt Hành của Kinh Hoa Nghiêm lại được đưa vào Đông Độ, như Kinh Chư Bồ Tát Cầu Phật Bản Nghiệp (ĐTK/ ĐCTT, Tập 10, № 282), 1 quyển.

Kinh nầy do cư sĩ Nhiếp Đạo Chân Hán dịch vào đời Tây Tấn) Kinh Bồ Tát Thập Trụ Hành Đạo Phẩm (ĐTK/ ĐCTT, Tập 10, № 283, 1 quyển) Kinh Tiệm Bị Nhất Thiết Trí Đức (ĐTK/ ĐCTT, Tập 10, № 285, 5 quyển) Kinh Đẳng Mục Bồ Tát Sở Vấn Tam Muội (ĐTK/ ĐCTT, Tập 10, № 288, 3 quyển) Kinh Như Lai Hưng Hiển (ĐTK/ ĐCTT, Tập 10, № 291, 4 quyển) Kinh Độ Thế Phẩm (ĐTK/ ĐCTT, Tập 10, № 292, 6 quyển): 5 Kinh trên là do Pháp sư Trúc Pháp Hộ (226-304) Hán dịch vào đời Tây Tấn. Kinh Thập Trụ (ĐTK/ ĐCTT, Tập 10, № 286, 4 quyển) Kinh nầy do Pháp sư Cưu Ma La Thập (344-413) Hán dịch vào đời Hậu Tấn. Nhưng Kinh Hoa Nghiêm trọn bộ thì phải đến cuối thập kỷ thứ 1 của thế kỷ thứ 5 TL mới truyền vào Trung Quốc và được Hán dịch. Đó là vào năm Nghĩa Hy thứ 14 (418 TL) đời Đông Tấn (317-419) ở phương Nam, Đại sư Phật Đà Bạt Đà La (Buddhabhadra – Giác Hiền 359-429) Hán dịch tại chùa Tạ Tư Không thuộc Dương Châu. (2)


 
hoa nghiêm kinh thám huyền ký 1


Bản Kinh này đã được chư vị Tổ thuộc hàng tiền bối của Đông Hoa Nghiêm như Pháp Thuận (557-640), Tổ thứ 1 Trí Nghiễm (602-668) Tổ thứ 2, Pháp Tạng (643-712), Tổ thứ 3, nghiên cứu, quảng diễn. Đại sư Pháp Thuận viết Hoa Nghiêm Ngũ Giáo Chỉ Quán (ĐTK/ ĐCTT, Tập 45, № 1867, 1 quyển). Thuyết giảng: Hoa Nghiêm Nhất Thừa Thập Huyền Môn (Trí Nghiễm soạn. ĐTK/ ĐCTT, Tập 45, № 1868, 1 quyển). Đại sư Trí Nghiễm viết Hoa Nghiêm Ngũ Thập Yếu Vấn Đáp (ĐTK/ ĐCTT, Tập 45, № 1869, 2 quyển). Hoa Nghiêm Kinh Nội Chương Môn… (ĐTK/ ĐCTT, Tập 45, № 1670, 4 quyển), nhất là Bộ Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Sưu Huyền Phân Tề Thông Trí Phương Quỹ (ĐTK/ ĐCTT, Tập 35, № 1732, 10 quyển, 95 trang Hán Tạng), mở đầu việc Sớ Giải Kinh Hoa Nghiêm, qua đó nhằm tạo lập Tông chỉ cho Tự Tông. Và đến Đại sư Pháp Tạng, với tác phẩm Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký đồ sộ  (ĐTK/ ĐCTT, Tập 35, № 1733, 20 quyển, 385 trang Hán Tạng). Bản Việt dịch gồm trên 2150 trang thì công việc Sớ giải Kinh Hoa Nghiêm đã đạt tới chỗ toàn diện, sâu rộng bao quát mà rất chi tiết, đồng thời Giáo Nghĩa của Tự Tông đã được xác lập. (3)

Nói toàn diện, sâu rộng, vì đọc qua Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký, chúng ta sẽ thấy, để Sớ Giải Bộ Kinh vĩ đại ấy - Nơi Bài Kệ mở đầu của Sách, Tác giả gọi là: Mở Tạng bí mật nầy, Lợi ích rộng mình ngươi. Tác giả đã có một sự tham khảo hết sức rộng: Đọc khắp 3 Tạng Kinh Luật Luận, đọc cùng Ghi chép, nhất là các Bản Kinh Luận có những liên hệ xa gần, để theo đấy nêu dẫn hoặc biện biệt thuận hợp.

Tác giả cũng tham khảo các Bản Sớ giải Kinh Hoa Nghiêm đã lưu hành của chư vị Đại sư tiền bối hoặc chỉ nhắc qua, hoặc có nêu dẫn cùng nhận định. Đối với các vấn đề các nghĩa lý cần được làm sáng tỏ, tác giả đều Giải thích lại theo kiến giải của mình. Nhiều khi, một chi tiết đã được tác giả giải thích nhiều lược, soi chiếu từ nhiều góc độ. Qua hơn 2150 trang sách, người đọc sẽ gặp rất nhiều lần sự vận dụng linh hoạt của tác giả về luận điểm của các Học thuyết Phật giáo Nam Bắc, Tiểu Đại, từ A Tỳ Đàm, Câu Xá, Thành Thật, đến Bát Nhã, Trung Quán, Pháp Hoa, Niết Bàn, Duy Thức… tất cả là để góp phần soi sáng biện lý của Kinh. Toàn bộ đã cho thấy một sức làm việc phi thường của một Trí Tuệ phi thường. Đại thể, Tác giả đã phân ra 10 Môn để Giải Thích:

I. Nguyên do Giáo pháp hưng Khởi.
II. Căn cứ theo Tạng Bộ nêu rõ Sự Gồm thâu.
III. Hiển bày Sự Lập Giáo có sai biệt.
IV. Phân biệt Giáo pháp bao trùm căn cơ.
V. Biện giải về Giáo thể của Chủ thể Nêu giảng (Văn Kinh).
VI. Nêu rõ về Tông Thú* của đối tượng được Nêu giảng (Nghĩa Lý của Kinh)
VII. Giải Thích đầy đủ về Đề Mục của Kinh.
VIII. Biện Minh về Bộ Loại truyền dịch.
IX. Biện giải về Hạn lượng của Văn Nghĩa.
X. Theo Văn Giải Thích.


 
hoa nghiêm kinh thám huyền ký 2


10 Môn nầy có thể thâu tóm làm 2 Phần chính: 6 Môn đầu là Phần Tổng Luận. 4 Môn sau là Phần Biệt Biện. Trong ấy, điểm chính của Phần Biệt Biện - cũng là điểm chính của Tác phẩm là Môn X: Theo Văn Giải Thích. Nơi Môn Theo Văn Giải Thích: Tác giả tham khảo kiến giải của một số vị Cổ Đức, rồi phân thành 5 Phẩm:

* Phần thứ 1: Phẩm đầu là Phần Giáo Khởi Nhân Duyên.
* Phần thứ 2: Trong Phẩm Xá Na (Phẩm 2) có 1 vòng Hỏi - Đáp: Gọi là Phần Nêu Quả khuyên vui thích Sinh Tín.
* Phần thứ 3: Từ Hội thứ 2 đến sau Hội thứ 6, có 1 vòng Hỏi – Đáp, gọi là Phần Tu Nhân hợp Quả sinh Giải.
* Phần thứ 4: Trong Hội thứ 7 (Phẩm 33) có 1 vòng Hỏi – Đáp, gọi là Phần Nhờ nơi Pháp tiến tu thành Hành.
* Phần thứ 5: Trong Hội thứ 8 (Phẩm 4) có 1 vòng Hỏi – Đáp, gọi là Phần Dựa nơi Người nhập chứng thành Đức.

Phân làm 5 Phần là những Ghi nhận chung. Ở đây, Tác giả vẫn căn cứ theo từng Phẩm, mỗi mỗi Phẩm đều theo thứ lớp để quảng diễn: Giải thích Tên gọi. Nêu Ý Nối tiếp. Nêu Tông Thú. Giải thích Văn.


 
hoa nghiêm kinh thám huyền ký 4


Chẳng hạn, đây là Môn Giải thích Tên gọi của Phẩm Nhập Pháp Giới (Phẩm thứ 34): Một: Giải thích Tên gọi: Có 3: 1. Tên gọi của Phần: Nghĩa là Dựa rộng nơi các Thiện hữu thù thắng, chứng sâu nơi Pháp giới, nên gọi là Phần Dựa nơi Người nhập chứng thành tựu Đức. 2: Tên gọi của Hội: Căn cứ theo Xứ thì gọi là Hội Kỳ Hoàn Trùng Các. Nghĩa là biểu thị về Pháp nầy cứu vật độ sinh nên ở tại Vườn Cấp. Lại, hiển bày Bi dựa nơi Trí gốc, trùng xuất sinh tướng nên ở nơi Trùng Các. 3: Tên gọi của Phẩm: Nhập là chủ thể  nhập, nghĩa là Tỏ ngộ, Hiểu rõ, Chứng đắc. Pháp giới là đối tượng nhập. Pháp có 3 nghĩa: * Thứ 1: Nghĩa Nắm giữ tự tánh. * Thứ 2: Nghĩa Phép tắc. * Thứ 3: Nghĩa đối với Ý. Giới cũng có 3 nghĩa: * Thứ 1: Nghĩa của Nhân, dựa nơi đấy sinh Thánh Đạo. Nhiếp Luận viết: Pháp giới là nhân của tất cả pháp tịnh. Lại, Luận Trung Biên nói: Nhân của Thánh pháp là nghĩa, thế nên nói là Pháp giới. Thánh pháp dựa nơi cảnh ấy sinh. Ở đây, nghĩa Nhân là nghĩa của Giới. * Thứ 2: Là nghĩa của Tánh. Tức đối tượng nương dựa của các pháp là Tánh. Kinh nầy, Văn ở trên viết: Pháp giới Pháp tánh, biện giải cũng như thế. * Thứ 3: Là nghĩa giới hạn có sai biệt. Nghĩa là các Tướng của Duyên khởi không xen tạp. Một chữ đầu chỉ là Y chủ thích. Một chữ sau chỉ là Trì Nghiệp thích. Trung gian thì chung cả hai cách Giải thích. Tâm - Cảnh hợp nêu nên gọi là Nhập Pháp Giới… (Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký, Quyển thứ 18: ĐTK/ĐCTT, Tập 35, № 1733, trang 440B).

Tác phẩm Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký nầy do Cư sĩ Nguyên Huệ, một thành viên trong Ban Phiên Dịch Đại Tạng Kinh Tiếng Việt của Tuệ Quang Foundation, dịch theo Ấn bản của ĐTK/ĐCTT, Tập 35, № 1733, từ trang 107 đến trang 492B, 20 quyển, sử dụng Đĩa Phật Điển điện tử CBETA.

Đây là lần đầu tiên một Tác phẩm đồ sộ nổi tiếng thuộc Bộ Kinh Sớ (4) của Phật Học Trung Hoa. Sớ giải về 1 Bộ Kinh vĩ đại của Phật Giáo Bắc truyền đã được Việt dịch và xuất bản. Mong rằng, những Dịch phẩm cùng loại như thế nầy - ví như các tác phẩm Sớ giải về Kinh Pháp Hoa của Đại sư Trí Khải v.v… sẽ được tiếp tục Việt dịch, ấn hành, góp phần làm phong phú cho kho tàn Phật Học Việt Nam. Xin trân trọng giới thiệu Dịch phẩm Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký với bạn đọc xa gần.
Mùa Xuân năm 2012 - Chủ tịch Tuệ Quang Wisdom Light Foundation
Nguyên Hiển


 
hoa nghiêm kinh thám huyền ký 5


* PHẦN GHI CHÚ:
(1) Về Tác phẩm Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký, xin xem: Đại Tạng Kinh Đại Chánh Tân Tu: ĐTK/ĐCTT, Tập 35, № 1733, 20 quyển, từ trang 107 - 492B. Bản Việt dịch đã dịch theo Ấn bản nầy về Tự nghiệp hoằng hóa của Đại sư Pháp Tạng: Xin xem thêm nơi Phần Tiểu sử Tác giả. Tác phẩm của Đại sư Pháp Tạng hiện có nơi ĐTK/ĐCTT gồm: * 1: Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Lược Sớ: Tập 33, № 1712, 1 quyển. * 2: Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký. * 3: Hoa Nghiêm Kinh Văn Nghĩa Cương Mục: Tập 35, № 1734, 1 quyển. * 4: Nhập Lăng Già Tâm Huyền Nghĩa: Tập 39, № 1790, 1 quyển. * 5: Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Bản Sớ: Tập 40, № 1813, 6 quyển. * 6: Thập Nhị Môn Luận Tông Trí Nghĩa Ký: Tập 41, № 1826, 2 quyển. * 7: Đại Thừa Pháp Giới Vô Sai Biệt Luận Sớ…: Tập 44, № 1838, 1 quyển. * 8: Đại Thừa Khởi Tín Luận Nghĩa Ký: Tập 44, № 1846, 5 quyển. * 9: Đại Thừa Khởi Tín Luận Nghĩa Ký Biệt Ký: Tập 44, № 1847, 1 quyển. * 10: Hoa Nghiêm Nhất Thừa Giáo Nghĩa Phân Tề Chương: Tập 45, № 1866, 4 quyển. * 11: Hoa Nghiêm Kinh Chỉ Quy: Tập 45, № 1871, 1 quyển. * 12: Hoa Nghiêm Sách Lâm: Tập 45, № 1872, 1 quyển. * 13: Hoa Nghiêm Kinh Vấn Đáp: Tập 45, № 1873, 2 quyển. * 14: Hoa Nghiêm Kinh Minh Pháp Phẩm Nội Lập Tam Bảo Chương: Tập 45, № 1874, 2 quyển. * 15: Hoa Nghiêm Kinh Nghĩa Hải Bách Môn: Tập 45, № 1875, 1 quyển. * 16: Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tập Hoàn Nguyên Quán: Tập 45, № 1876, 1 quyển. * 17: Hoa Nghiêm Du Tâm Pháp Giới Ký: Tập 45, № 1877, 1 quyển. * 18: Hoa Nghiêm Phát Bồ Đề Tâm Chương: Tập 45, № 1878, 1 quyển. * 19: Hoa Nghiêm Kinh Quan Mạch Nghĩa Ký: Tập 45, № 1879, 1 quyển.* 20: Kim Sư Tử Chương Vân Gian Loại Giải: Tập 45, № 1880, 1 quyển. * 21: Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Kim Sư Tử Chương: Tập 45, № 1881, 1 quyển (Pháp Tạng soạn. Thừa Thiên chú). * 22: Hoa Nghiêm Kinh Truyện Ký: Tập 51, № 2073, 5 quyển.

(2) Bản Hán dịch nầy (ĐTK/ĐCTT, Tập 9, № 278, 60 quyển) về sau được bổ sung mấy đoạn thiếu nơi Phẩm Nhập Pháp Giới (Phẩm thứ 34). Tức vào khoảng năm 676-678 TL niên hiệu Nghi Phượng đời vua Đường Cao Tông, Đại sư Địa Bà Ha La (Di Và Kara Nhật chiếu 613-687, đến Trường An, có mang theo Phẩm Nhập Pháp Giới của Kinh Hoa Nghiêm (Bản Tiếng Phạn). Đại sư Pháp Tạng đã đối chiếu v.v… Sau đấy, năm 680 TL thì Hán dịch bổ sung phần sót kia. Còn Kinh Hoa Nghiêm, Bản 80 quyển, 7 xứ, 9 Hội, 39 phẩm thì được Đại sư Thật Xoa Nan Đà (Siksànanda: Hỷ Học 652-710) Hán dịch vào năm 695 TL, niên hiệu Chứng Thánh thứ 1, đời Châu: Võ Tắc Thiên (624-705).

(3) Các nhà Hoa Nghiêm Học thuộc thế hệ sau như Lý Thông Huyền (635-730), Đại sư Trừng Quán (738-839) đã nghiên cứu, Luận giảng Kinh Hoa Nghiêm Bản 80 quyển (ĐTK/ĐCTT, Tập 10, № 279, 80 quyển). Đại sư Trừng Quán, Tổ thứ 4 của Tông Hoa Nghiêm, với 2 tác phẩm đồ sộ nổi tiếng: Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Sớ (ĐTK/ĐCTT, Tập 35, № 1735, 60 quyển, 460 trang Hán Tạng). Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Tùy Sớ Diễn Nghĩa Sao (ĐTK/ĐCTT, Tập 36, № 1736, 90 quyển, 700 trang Hán Tạng) được xem là người Tập Đại thành tư tưởng của Tông Hoa Nghiêm, như nhận định của Giáo sư Tưởng Duy Kiều (1872-?): “Đến đời Đường, ngài Thật Xoa Nan Đà phiên dịch Kinh Hoa Nghiêm gồm 80 quyển. Quốc sư Thanh Lương (Tức Đại sư Trừng Quán) căn cứ theo đó mà tạo những bộ chú thích như Huyền Đàm và Sớ Sao, trong ấy thâu tóm tất cả Đại Thừa - Tiểu Thừa, Tánh Tông cùng Tướng Tông, thật là rộng rãi tinh thâm. Đến đây thì ý nghĩa thâm thúy của Hoa Nghiêm rực rỡ như mặt trời chói lọi giữa thiên không? (Tưởng Duy Kiều: Đại Cương Triết Học Phật Giáo. Thích Đạo Quang dịch, 1958, tr.107.

(4) Đại Tạng Kinh Đại Chính Tân Tu, từ Tập 33 đến Tập 39 (№ 1693 → № 1803) là Bộ Kinh Sớ. Hơn 700 trang của Tập 40 (№ 1804 đến № 1815) là Bộ Luật Sớ. Hơn 200 trang của Tập 40 cùng các Tập 41, 42, 43, và ½ Tập 44  (№ 1816 đến № 1850) là Bộ Luật Sớ. Tức tập hợp gần như toàn bộ các tác phẩm Sớ Giải về Kinh, Luật, Luận của các nhà Phật Học Trung Hoa qua các đời…



TRÍCH ĐOẠN:

Quyển Thứ 1:
Quy y biển Đại trí
Mười thân Lô Xá Na
Hiện đủ các pháp giới
Đại Từ Tôn vô thượng.
Phương Quảng pháp lìa cấu
Luân giải thoát tròn đầy
Phổ Hiền cùng Văn Thù
Đại Bồ Tát hải hội.
Con tại địa buộc đủ
Tâm mong pháp môn lớn
Xin nguyện thấy gia hộ
Khiến lực tăng niệm trí.
Mở tạng bí mật nầy
Lợi ích rộng mình người
Nguyện khiếp pháp trụ lâu
Đèn truyền báo ân Phật.


 
hoa nghiêm kinh thám huyền ký 6


Do pháp tánh hư tịch, rộng lớn không bờ nên vượt khỏi thấy nghe. Trí tuệ là biển lớn sâu, vô cực nên dừng mọi bàn nghĩ. Man mác nẻo huyền diệu, danh ngôn ít tìm về biên vực. Mênh mông cõi pháp thường, cùng thấy nhưng khó xét nơi nguồn cội. Chỉ do cơ cảm có muôn sai giục hình ngôn hiện đầy pháp giới. Cảnh tâm một vị, bặt năng sở mà quy về vắng lặng. Thể dụng mở rộng, viên dung khó lường. Ở nơi không hình tượng, hiện hình tượng, như vầng mặt trời lên cao soi tỏ hang sâu. Tại chốn vô ngôn chỉ rõ ngôn từ, tợ lớp lớp sóng tung dồn nơi vực lớn. Thế nên, tạo cõi Liên Hoa Tạng, diễn nói mối huyền vi vô tận. Bao quát hết thảy, trên đạt trăm dòng, dẫn dắt khiến cùng đến cảnh Phật. Sau đấy mới giáo hóa độ khắp Ta Bà, mây từ dần giăng, rưới ân trạch để thấm ướt ba căn, mầm đạo tươi mà quy về một nẻo. Nên biết cơ duyên cảm không đồng, vì vậy Thánh ứng có khác biệt. Thánh ứng tuy khác nhưng bất tư nghì là một.

Kinh Hoa Nghiêm: Đây chính là sự luận đàm trọn vẹn về hải hội được tập trung. Là sự soi chiếu về Núi chúa để nêu bày chỗ cùng tột. Lý trí lớn xa, tận pháp giới mà tuyên thuyết nguồn chân. Ngôn ngữ mầu nhiệm bao la, như hư không mà trùm đủ nước, bụi. Ở đây không thiếu đại, tiểu, ẩn cõi lớn để nhập vào đầu sợi lông. Chưa đổi nhỏ to thâu cực vi để vòng khắp pháp giới. Nên dùng lưới Nhân Đà La, đan xen ảnh hiện tức trùng trùng. Pha lê sáng rực tỏa chiếu muôn phương mà cứ mờ ảo. Một tức nhiều nên vô ngại. Nhiều tức một nên viên thông. Tóm chín đời để nhập sát na. Mở một niệm mà bao hàm trọn kiếp. Ba sinh rốt ráo, hạt giống bền chắc làm nhân. Mười tín đạo tròn, đức hiển khắp mà thành quả. Quả không khác quả của nhân, chia năm vị để nêu phần. Nhân không khác nhân của quả, hợp mười thân để cùng đạt. Do đó, mẹ giác theo căn cơ nơi Đông thành, sáu ngàn vị thông suốt mười mắt. Đồng Tử hỏi thưa Thiện Hữu nơi nước Nam, trăm mười viên thành do một đời. Bèn khiến không vượt cội Bồ Đề, sau trời nay đến. Hà dời Hoa Tạng, 10 cõi dung thâu.

Chỉ rõ kệ báu trong vi trần cùng sáng soi 8 hội. Bày ngọc vua nơi tánh đức, bảy xứ rõ tròn. Mênh mông lớn rộng, ngăn cách nghĩ bàn mà hiện rõ. Lồng lộng sáng tỏa vượt mọi thấy nghe nên mắt mù tai điếc. Do vậy, Xá Na tạo sự giáo hóa nơi Hải Ấn, hai tuần một sớm nên hưng. Long Thọ trọn cúi xét nơi cung Rồng, sáu trăm năm sau mới hiển. Tức Đại, lấy bao hàm làm nghĩa. Phương dùng phép tắc làm công. Quảng tức thể tận dụng tròn. Phật là quả viên giác mãn. Hoa ví nở rộ muôn hạnh. Nghiêm dụ điểm tô Thể gốc. Kinh là kết nối xuyên suốt. Giáo pháp của chủ thể giảng nêu được lộ bày, từ pháp theo người lại mượn dụ làm đề mục, nên gọi là Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm.

Phẩm Thế Gian Tịnh Nhãn: ba loại thế gian như khí v.v… hiện rõ nơi thời. Ánh sáng trong lành chiếu soi sánh với mắt tịnh. Pháp Dụ hợp nêu nên gọi là Thế Gian Tịnh Nhãn. Ngôn ngữ lý một, phép loại tương tùy, nên xưng là Phẩm. Kinh này có 34 Phẩm, phẩm này ở đầu nên gọi là thứ nhất. Các nghĩa còn lại như phần sau sẽ nói. Giải thích kinh này, lược phân 10 môn:


I: Nguyên do giáo khởi.
II: Căn cứ theo tạng bộ nêu rõ chỗ thuộc về.
III: Hiển bày sự lập giáo có sai biệt.
IV: Phân biệt giáo pháp bao trùm căn cơ.
V: Biện giải về giáo thể của chủ thể nêu giảng (Văn Kinh).
VI: Nêu rõ về Tông-Thú của đối tượng được nêu giảng (Nghĩa lý của kinh).
VII: Giải thích đầy đủ về mục của kinh.
VIII: Biện minh về bộ loại truyền dịch.
IX: Biện giải về hạn lượng của văn nghĩa.
X: Treo văn giải thích…


 


MỤC LỤC:

QUYỂN THỨ 1 (TRANG 7)
QUYỂN THỨ 2 (TRANG 107)
QUYỂN THỨ 3 (TRANG 221)
QUYỂN THỨ 4 (TRANG 328)
QUYỂN THỨ 5 (TRANG 457)
QUYỂN THỨ 6 (TRANG 564)
QUYỂN THỨ 7 (TRANG 690)
QUYỂN THỨ 8 (TRANG 825)
QUYỂN THỨ 9 (TRANG 946)
QUYỂN THỨ 10 (TRANG 1030)
QUYỂN THỨ 11 (TRANG 1108)
QUYỂN THỨ 12 (TRANG 1210)
QUYỂN THỨ 13 (TRANG 1312)
QUYỂN THỨ 14 (TRANG 1402)
QUYỂN THỨ 15 (TRANG 1516)
QUYỂN THỨ 16 (TRANG 1634)
QUYỂN THỨ 17 (TRANG 1738)
QUYỂN THỨ 18 (TRANG 1871)
QUYỂN THỨ 19 (TRANG 2008)
QUYỂN THỨ 20 (TRANG 2096)


 
thông tin cuối bài viết
 
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây