KINH PHẠM VÕNG VÀ CHÚ GIẢI - TỲ KHƯU BỬU NAMBiên Dịch: Bửu Nam NXB: Hồng Đức Số Trang: 278 Trang Hình Thức: Bìa Cứng Khổ: 14,5x20,5cm Năm XB: 2020 Độ Dày: 1,7cmKPV1GIẢNG GIẢI KINH150.000đSố lượng: 999997 Quyển
Lời Nói Đầu Kinh Phạm Võng (Brahmajalasutta) này được ví như tấm lưới bao trùm các chủ thuyết của các Sa môn, Bà la môn gồm có 62 điều chủ thuyết, đây là bài kinh đầu trong Kinh Trường Bộ được Đức Phật thuyết giảng tại khu nhà nghỉ mát Ambalatthika của Đức vua tạo dựng. Nội dung của bài Kinh Phạm Võng này nói về ba bậc giới và 62 điều tà kiến được các Sa môn hay Bà la môn nhận định uẩn về quá khứ, về vị lai và nhận định uẩn cả về quá khứ và cả về vị lai này, khi tuyên bố theo chủ thuyết của mình thì cũng không ngoài 62 điều tri kiến này trong Bài Kinh Phạm Võng Và Chú Giải.
Bài Kinh Phạm Võng Và Chú giải được giải thích theo bản chú giải của Thái Lan xuất bản lần thứ 10 PL.2558. Chú giải bài Kinh Phạm Võng trong chú giải Trường Bộ gọi là Sumangalavilasini. Còn phần dẫn chứng quyển kinh và số trang cũng đều dựa vào bản Tam Tạng và Chú giải của Thái Lan. Nhân dịp lễ húy nhật lần thứ 17 của Ngài cố HT. Bửu Hạnh của bậc Ân Sư của con với lòng thành kính và tri ân, con xin dâng phần công đức phiên dịch Việt ngữ chú giải bài Kinh Phạm Võng này cùng với những phần phước khác của con đã làm trong hiện tại và trong quá khứ hãy đến với các bậc Thầy Tổ hữu công trong việc truyền bá đạo Phật Theravada vào Việt Nam cùng với bậc thầy tổ ân sư của con ngài cố HT. Bửu Hạnh và cố TT. Thiện Từ luôn luôn đều được hưởng an lạc cả thân và tâm trong các sanh hữu.
Tôi cũng xin chia đều phần công đức dịch thuật kinh này đến các gia đình thí chủ đã góp tịnh tài in ấn quyển Chú Giải Kinh Phạm Võng này và cầu xin cho tất cả đều được sự tấn hóa, sự lợi ích, sự an vui lâu dài, cuối cùng đưa đến cứu cánh giải thoát khỏi sanh tử luân hồi đồng đều nhau cả thảy. Mặc dù tôi đã cố gắng hết sức để tránh sự sai sót, nhưng cũng không thể tránh khỏi sự sai sót này, ngưỡng mong các vị thiện hữu trí thức rộng lòng chỉ dẫn và góp ý, tôi thành thật tri ân và sẵn sàng tiếp nhận để chỉnh sửa lại cho lần tái bản sau này được hoàn hảo hơn. Thành kính tri ân. TK. Bửu Nam (Tịnh Thất Cây Mít Nài – Gò Dưa, Thủ Đức, TPHCM ngày 31//12/2019)
Trích: Câu Chuyện Du Sĩ Ngoại Đạo Tôi được nghe như vầy. Một thời, Đức Thế Tôn đang đi trên con đường giữa Rajagaha (Vương Xá) và Nalanda, cùng với đại chúng Tỳ khưu khoảng năm trăm vị. Lúc bấy giờ có Suppiya du sĩ ngoại đạo cũng đi trên con đường giữa Rajagaha và Nalanda cùng với chúng đệ tử, có thanh niên Brahmadatta. Suppiya du sĩ ngoại đạo dùng vô số phương tiện hủy báng Phật, hủy báng Pháp, hủy báng Tăng, còn đệ tử của du sĩ ngoại đạo Suppiya, thanh niên Brahmadatta, lại dùng vô số phương tiện tán thán Phật, tán thán Pháp, tán thán Tăng. Như vậy cả hai thầy trò nói những lời hoàn toàn tương phản nhau trong khi đi sau lưng đức Phật và chúng Tỳ khưu Tăng.
Rồi Đức Thế Tôn đến nghỉ một đêm tại Ambalatthika tại nhà nghỉ mát của vua, cùng với chúng Tỳ khưu. Suppiya du sĩ ngoại đạo cũng đến nghỉ một đêm tại Ambalatthika nhà nghỉ mát của vua, cùng với chúng đệ tử, có thanh niên Brahmadatta. Tại đây du sĩ ngoại đạo Suppiya cũng còn dùng vô số phương tiện hủy báng Phật, hủy báng Pháp, hủy báng Tăng, còn người đệ tử của du sĩ ngoại đạo Suppiya, thanh niên Brahmadatta, lại dùng vô số phương tiện tán thán Phật, tán thán Pháp, tán thán Tăng. Như vậy cả hai thầy trò nói những lời hoàn toàn tương phản nhau trong khi đi sau lưng đức Thế Tôn và chúng Tỳ khưu Tăng.
Và khi đêm vừa mới tàn, một số lớn chứ Tăng, sau khi thức dậy, đã ngồi họp tại một gian nhà hình tròn và câu chuyện sau đây được bàn đến giữa chư Tăng. Này các Hiền giả, thật kỳ diệu thay! Này các hiền giả, thật hy hữu thay! Đức Thế Tôn, đấng Toàn Tri, Toàn Kiến, đấng A-la-hán, bậc Chánh Đẳng Giác, đã thấu hiểu sự xu hướng sai khác của chúng sanh. Suppiya kẻ du sĩ ngoại đạo này dùng vô số phương tiện hủy báng Phật, hủy báng Pháp, hủy báng Tăng, còn người đệ tử của du sĩ ngoại đạo Suppiya, thanh niên Brahmadatta, lại dùng vô số phương tiện tán thán Phật, tán thán Pháp, tán thán Tăng. Như vậy cả hai thầy trò nói những lời hoàn toàn tương phản nhau trong khi đi sau lưng đức Thế Tôn và chúng Tỳ khưu Tăng.
Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn được biết câu chuyện đang bàn giữa chư Tăng, liền đến tại gian nhà hình tròn và ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi xuống, Đức Thế Tôn nói với các vị Tỳ khưu rằng: Này các Tỳ Khưu, câu chuyện gì được bàn đến trong khi các ngươi ngồi hội họp tại chỗ này? Và vấn đề gì đã được bỏ dở chưa nói xong? Khi nói vậy xong các Tỳ khưu bạch Đức Thế Tôn: Bạch Thế Tôn! Tại đây, khi đêm vừa mới tàn, chúng con sau khi dậy, ngồi hội họp tại nơi gian nhà hình tròn và giữa chúng con, câu chuyện sau đây được bàn đến: Này các Hiền giả, thật kỳ diệu thay! Này các Hiền giả, thật hy hữu thay!
Đức Thế Tôn, đấng Toàn Tri, Toàn Kiến, đấng A-la-hán, bậc Chánh Đẳng Giác, đã thấu hiểu sự xu hướng sai khác của chúng sanh. Suppiya kẻ du sĩ ngoại đạo này dùng vô số phương tiện hủy báng Phật, hủy báng Pháp, hủy báng Tăng, còn người đệ tử của du sĩ ngoại đạo Suppiya, thanh niên Brahmadatta, lại dùng vô số phương tiện tán thán Phật, tán thán Pháp, tán thán Tăng. Như vậy cả hai thầy trò nói những lời hoàn toàn tương phản nhau trong khi đi sau lưng đức Thế Tôn và chúng Tỳ khưu Tăng. Bạch Đức Thế Tôn, đó là câu chuyện đang bàn đến nửa chừng của chúng con khi ấy Đức Thế Tôn ngự đến!
Đức Thế Tôn nói rằng: Này các Tỳ khưu, những người khác có thể sẽ nói hủy báng ta, hủy báng Pháp, hay hủy báng Tăng, các ngươi chớ có vì vậy mà sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn trong những người ấy. Này các Tỳ khưu, những người khác có thể sẽ nói hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, nếu các ngươi tức tối hay phiền muộn trong những người ấy, thời nguy hại sẽ có hại cho các ngươi. Do vậy, này các Tỳ khưu, những người khác có thể sẽ nói hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, nếu các ngươi tức tối và phiền muộn trong những người ấy, thời các ngươi có thể biết được là thiện ngữ hay ác ngữ của những người ấy chăng?
Các vị Tỳ khưu bạch rằng: Bạch Đức Thế Tôn, không thể biết được! Đức Thế Tôn nói rằng: Này các Tỳ khưu, những người khác có thể sẽ nói hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, trong lời mà họ nói hủy báng ấy, lời mà không thật các ngươi phải nói rõ những điểm không thật ấy là không thật rằng: Không thật vì nhân này, không thật vì điểm này, việc này không có giữa chúng tôi và việc này không xảy ra giữa chúng tôi.
Này các Tỳ khưu, những người khác nên nói tán thán Ta, tán thán Pháp, hay tán thán Tăng, thời các ngươi không nên hoan hỷ, vui mừng, tâm không nên thích thú trong những lời tán thán ấy. Này các Tỳ khưu, những người khác nên nói tán thán Ta, tán thán Pháp hay tán thán Tăng, nếu các ngươi hoan hỷ, vui mừng và tâm thích thú trong những lời tán thán ấy, thời nguy hại sẽ có cho các ngươi là chắc chắn.
Này các Tỳ khưu, những người khác nên nói tán thán Ta, tán thán Pháp, hay tán thán Tăng, trong những lời mà họ nói tán thán ấy, lời thật thời các ngươi nên khẳng định cho thấy đúng sự thật rằng: Đây đúng sự thật vì nhân này, đây đúng sự thật vì điểm này việc này có giữa chúng tôi, việc này đã xảy ra giữa chúng tôi…
Mục Lục: Phần Chánh Kinh
Lời Nói Đầu
Câu Chuyện Du Sĩ Ngoại Đạo
Tiểu Giới
Trung Giới
Đại Giới
62 Tri Kiến
18 Tri Kiến Về Quá Khứ
4 Thường Kiến
4 Một Vài Thường Kiến
4 Tri Kiến Hữu Tận Và Vô Hữu Tận
4 Tri Kiến Ngụy Biện Trườn Uốn Như Lươn
2 Tri Kiến Vô Nhân Sinh
44 Tri Kiến Về Vị Lai
16 Tri Kiến Hữu Tưởng
8 Tri Kiến Vô Tưởng
8 Tri Kiến Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưởng
7 Tri Kiến Đoạn Diệt
5 Tri Kiến Níp-Bàn Pháp Hiện Tại
Trường Hợp Của Vị Kiến Chấp
Phần Xúc Làm Duyên
Luân Khởi Của Người Chấp Thủ Và Hành Theo Tri Kiến
Thành Kiếp V.V…
Phần Chú Giải
Câu Chuyện Liên Quan Du Sĩ Ngoại Đạo
Giải Thích Ý Nghĩa Cụm Từ Evam
Giải Thích Ý Nghĩa Câu Me
Giải Thích Ý Nghĩa Câu Sutam
Giải Thích Ý Nghĩa Câu Evamme Sutam
Giải Thích Ý Nghĩa Câu Ekam Samayam
Giải Thích Ý Nghĩa Câu Bhagava
Giải Thích Ý Nghĩa Câu Evamme Sutam Ekam Samayam Bhagava
Giải Thích Ý Nghĩa Câu Antara Ca Rajagaham Antara Ca Nalandam
Giải Thích Ý Nghĩa Cụm Từ Addhanamaggapatipanno Hoti
Giải Thích Ý Nghĩa Cụm Từ Vanna
Du Sĩ Ngoại Đạo Với Đức Thế Tôn
Giải Thích Câu Nhiều Vị Tỳ Khưu Và Tăng Chúng
Vai Trò Năm Phật Sự
Nhân Sanh Kinh
Vai Trò Tiểu Giới
Giải Thích Cụm Từ Puthujjana
Giải Thích Cụm Từ Tathagata
Có 5 Loại Câu Hỏi
Tiểu Giới
Trung Giới
Đại Giới
Chủ Trương Quá Khứ Thường Tồn
Chủ Trương Một Vài Thường Tồn
Chủ Trương Hữu Tận Và Vô Hữu Tận
Chủ Trương Ngụy Biện Bất Tử
Chủ Trương Bản Ngã Và Thế Giới Tự Sanh Lên
Chủ Trương Về Vị Lai
Chủ Trương Hữu Tưởng
Chủ Trương Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưởng Xứ
Chủ Trương Đoạn Diệt
Chủ Trương Níp-Bàn Pháp Hiện Tại
Phần Tranh Luận Chưa Thỏa Mãn
Phần Duyên Xúc
Luân Khởi Của Người Chấp Thủ Và Hành Theo Tri Kiến