NỀN TẢNG PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA - HT THÍCH THIỆN CHÁNHNguyên Tác: Paul Williams Việt Dịch: HT Thích Thiện Chánh Nhà Xuất Bản: Thuận Hóa Số Trang: 707 Trang Hình Thức: Bìa Cứng Khổ Sách: 17x25cm Năm Xuất Bản: 2022 Độ Dày: 3,8cmGL09SÁCH GIÁO LÝ300.000đSố lượng: 100 Quyển
NỀN TẢNG PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA - HT THÍCH THIỆN CHÁNH
Nguyên Tác: Paul Williams Việt Dịch: HT Thích Thiện Chánh Nhà Xuất Bản: Thuận Hóa Số Trang: 707 Trang Hình Thức: Bìa Cứng Khổ Sách: 17x25cm Năm Xuất Bản: 2022 Độ Dày: 3,8cm
Lời Tựa Tác phẩm này đặc biệt giới thiệu về tư tưởng Phật giáo Đại thừa và một số nghiên cứu học thuật gần đây ở lĩnh vực này. Đây là một tác phẩm không chỉ khảo sát khái quát Phật giáo ở phương diện nghiên cứu hàn lâm, mà còn trình bày toàn bộ tư tưởng Phật giáo. Đối với tư tưởng Phật giáo nói chung, mời độc giả tìm đọc tác phẩm Nền tảng Phật giáo (The Foundations of Buddhism) của một đồng nghiệp của tôi là Rupert Gethin (OUP, 1998). Đối với tư tưởng Phật giáo, tôi có trình bày trong tác phẩm Giới thiệu toàn bộ tư tưởng truyền thống Phật giáo Ấn Độ (Buddhist Thought: A Complete Introduction to the Indian Tradition) (Routledge, 2000), viết chung với Anthony Tribe. Mặc dù, tác phẩm hiện tại trình bày về cơ sở tư tưởng Phật giáo Đại thừa, đương nhiên cũng giới thiệu cho những độc giả đã biết về tư tưởng và giáo lý căn bản của đức Phật.
Tác phẩm này được ra mắt bạn đọc vào năm 1989, dĩ nhiên nó đã được hoàn thành trước đó. Nhiều học giả đã có những bài viết giới thiệu khái quát tác phẩm này một cách ưu ái, hơn nữa, còn được chọn làm một tập sách tiêu biểu đối với chủ đề này và được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác. Năm 1989, tuy tác phẩm này còn có một số bộ phận cần phải nghiên cứu chuyên sâu, nhưng vẫn được tái bản hằng năm, vì chủ yếu nhà xuất bản phục vụ cho mục đích nghiên cứu nên còn tồn tại một số khó khăn chưa thể giải quyết được. Tuy nhiên, trong tập sách này, chúng ta có thể nhận ra, cấu trúc của những chủ đề chính vẫn giữ nguyên, nhưng ở lần tái bản sau thì có điều chỉnh ở một số câu hoặc một số đoạn văn là điều tất nhiên. Do đó, tác phẩm này có thêm nhiều mục mới và rõ ràng dài hơn so với bản in trước đây. So sánh với bản in trước đây, độc giả sẽ nhận ra có nhiều chỗ thảo luận chuyên sâu về Phật giáo Đông Á và phương pháp tu tập thực tiễn trong Phật giáo Đại thừa.
Phật giáo ở Nepal được trình bày một cách thỏa đáng. Có nhiều chú thích hơn, thêm vào đó là những giải thích chi tiết, thảo luận chuyên sâu những văn bản gốc, đưa ra các chỉ dẫn và nguồn liên quan giúp độc giả có thể tìm hiểu ở cấp độ rộng lớn và cao hơn về những chủ đề này. Hy vọng rằng tác phẩm Nền Tảng Phật Giáo Đại Thừa đảm nhiệm vai trò giới thiệu kiến thức cho độc giả về đề tài này, đồng thời giúp cho những sinh viên nghiên cứu Phật học có được cơ sở lý giải và những mong ước xa hơn của họ. Có một số lĩnh vực vẫn bị bỏ qua hoặc chỉ đề cập một cách sơ lược. Điều mà tôi cảm thấy hứng thú nhất và luôn khắc sâu trong tâm khảm của tôi, đó là Mật tông và Thiền tông của Phật giáo. Mật tông hay Kim cang thừa của Phật giáo là một trường phái phức hợp và khó hiểu, mặc dù đã phát triển khá xa so với Phật giáo nguyên thủy - có lẽ ở một số nguyên lý - và từ những mặt này mà Phật giáo Đại thừa (Mahāyāna) buộc phải giải thích một cách khác biệt.
Hiện tại, chúng ta có một giới thiệu khá thú vị về những mặt học thuyết của Phật giáo Mật tông ở Ấn Độ của Anthony Tribe trong chương 7 của tác phẩm Tư tưởng Phật giáo (Buddhist Thought). Có rất nhiều tác phẩm trình bày về Thiền tông của Phật giáo. Tôi tin tưởng rằng đây là những kiến thức cơ bản cần thiết để tìm hiểu Thiền tông như một sự miêu tả đặc thù về tư tưởng giáo lý Phật giáo. Tôi vô cùng cảm phục những cống hiến ở lĩnh vực nghiên cứu này của các học giả hiện đại. Lần tái bản của tập sách này, có thêm vào những danh từ và thuật ngữ tiếng Trung Quốc bằng hệ thống phiên âm, mặc dù ở lần xuất bản trước tôi đã thêm vào thuật ngữ theo tiêu chuẩn phiên âm La-tinh của Wade-Giles. Xin chú ý, những danh từ riêng tiếng Nhật Bản được trích dẫn theo tiêu chuẩn của phương Tây, thì chúng ta nên hiểu “họ” nằm sau “tên”. Theo truyền thống Nhật Bản, thì “họ” nằm trước “tên”, do đó đôi khi độc giả có thể thấy nó được trích dẫn với cách như vậy ở những tác phẩm khác.
Tôi chân thành cảm ơn một số học giả cũng như những sinh viên của tôi đã đọc bản thảo của tập sách này và có đưa ra nhiều gợi ý hữu ích. Đối với lần đầu ra mắt của tác phẩm này, tôi thành thật cảm ơn Steven Collins, Richard Gombrich và John Hinnells, đã đưa ra nhiều ý kiến đóng góp và khích lệ tôi rất nhiều. Hơn thế, Lance Cousins đã gợi ý mở rộng và chi tiết đối với một số chương, đặc biệt với một kiến thức uyên thâm về truyền thống Thượng tọa bộ. Ở lần tái bản này, tôi chân thành cảm ơn những đồng nghiệp của tôi, như Rupert Gethin, John Kieschnick, Rita Langer và John Peacook ở Trung tâm nghiên cứu Phật giáo thuộc Đại học Bristol. Đặc biệt, tôi vô cùng biết ơn John Kieschnick đã cho tôi mượn tài liệu và cổ vũ tôi, đồng thời không ngừng hỗ trợ mọi công cụ tra cứu tư liệu tiếng Trung Quốc.
Tôi thật sự may mắn nhận được sự ủng hộ của những đồng nghiệp ở Khoa nghiên cứu Phật học, Khoa Thần học và Nghiên cứu Tôn giáo ở trường Đại học của tôi. Sự ra đời của tác phẩm này hoàn toàn nhờ vào tất cả những hỗ trợ và gợi ý của những vị thiện tri thức như thế. Tôi thành thật cảm ơn Giáo sư Yukio Kachi giảng dạy tại Khoa Triết học thuộc Đại học Utah, và Giáo sư Paul Harrison đã chỉnh sửa những chỗ sai và lỗi sai trong lúc đánh máy, đồng thời chân thành cảm ơn Ken Robinson cũng đã chỉnh sửa nhiều lỗi chính tả của bản thảo, và Sarah Hall cũng đã giúp chỉnh sửa nhiều lỗi không hợp lý trong bản biên tập. Tôi chân thành cảm ơn tất cả quý vị. Cảm ơn Sharon và những đứa con của tôi, hiện tại tôi cũng đồng hành và nhận được rất nhiều tình cảm yêu mến họ, kể cả những đứa cháu đáng yêu của chúng tôi. Viết một cuốn sách thì rất dễ, nhưng xây dựng một con người trở thành người tốt là điều cực kỳ cao quý. Paul Williams
Trích "Chương 1 – Giới Thiệu": Có một câu ngạn ngữ Tây Tạng bảo rằng mỗi thung lũng có mỗi ngôn ngữ riêng, vì thế mỗi vị thầy có mỗi giáo thuyết riêng. Điều này nhấn mạnh cả hai mặt, vừa hàm ý sự phong phú ở mặt giáo lý của Phật giáo, vừa đóng vai trò trung gian quan trọng của bậc Đạo sư ở phương diện hòa giải đối với truyền thống được chấp nhận như một điều tất yếu để chuyển hóa đời sống tu tập cá nhân của những đệ tử của Ngài. Sự phong phú ở mặt giáo lý tránh được trở ngại trong việc phát triển mở rộng trên toàn bộ Phật giáo ở phương diện vĩ mô. Tuy nhiên, nhờ sự phong phú ở mặt giáo lý mà những tín đồ Phật giáo tu tập theo giáo nghĩa Đại thừa được thăng hoa, chứ không phải là tư tưởng dị giáo, vì có một số mặt đáng tự hào, hay nói cách khác giáo nghĩa Đại thừa có một khả năng viên mãn và đa dạng để đáp ứng cho nhu cầu tu tập tâm linh thực tiễn của hết thảy chúng sinh, chứ không chỉ riêng cho loài người.
Điều quan trọng cần nhấn mạnh ở đây là chúng ta thiếu kiến thức đối với sự khởi nguyên của Phật giáo Đại thừa. Chúng ta đang tiếp cận với tôn giáo đã tồn tại một hệ thống giáo lý phát triển trong môi trường ưu tiên chú trọng sự chính xác và tinh tế đối với phương pháp tu tập thực tiễn và luận lý cách đây hơn 2.500 năm. Phật giáo không có mặt những giáo hoàng, không có mặt những giáo điều, mặc dù Phật giáo vẫn có các cộng đồng Tăng đoàn (Tăng-già) vào những năm đầu mới thành lập, nhưng không nỗ lực xây dựng hệ thống giáo thuyết độc đoán được áp dụng trong toàn bộ đời sống tu viện của hàng xuất gia hoặc đời sống của hàng tại gia. Phật giáo được truyền bá rộng rãi trên toàn bộ Trung Á, Nam Á, Đông Nam Á, và Đông Á, đồng thời đóng một vai trò quan trọng không những trong việc hỗ trợ sự phát triển văn hóa và tinh thần của những bộ tộc hay bộ lạc của người du mục, mà còn dung hòa với những người đã có cơ sở văn minh và đời sống tinh thần phát triển, đặc biệt nhất là thu phục được nhân tâm của người Trung Quốc, tương tác với nền văn minh bản địa, điều chỉnh các học thuyết và hành vi trong tiến trình truyền bá.
Một số học giả đã thấy được sự uyển chuyển và khả năng dung nhiếp của giáo lý Phật giáo, chính là nhờ vào tính tùy duyên vĩ đại của Phật giáo. Điều này cũng giúp cho Ấn Độ giáo hấp thu một lượng lớn tư tưởng Phật giáo ở Ấn Độ, đồng thời Phật giáo cũng trở thành một phần văn hóa bản địa. Học giả Étienne Lamotte (1958), trong tác phẩm Lịch sử Phật giáo Ấn Độ (Histoire du Bouddhisme indien), có lẽ là một tác phẩm tiêu chuẩn trình bày bao quát lịch sử Phật giáo trước thời kỳ hưng khởi của Đại thừa ở Ấn Độ, đã luyến tiếc con đường của đức Phật đã mất đi quy chuẩn vì Tăng-già thiếu vắng người đứng đầu hay giáo chủ, và xem đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ tính thống nhất trong cơ chế và kết cấu của các bộ phái Phật giáo. Từ đó giáo lý hay giáo pháp của Phật giáo cũng biến mất ở quê hương hình thành nên tôn giáo này, tuy nhiên đối với Phật giáo đây là một sự kiện không thể tránh khỏi chỉ diễn ra trong một giai đoạn, bởi vì đức Phật đã từng dạy rằng tôn giáo vẫn nằm trong quy luật sinh diệt.
Từ buổi đầu mới hình thành, Phật giáo đã chú trọng việc định hình giáo lý không chỉ ở chuỗi nguyên lý được chấp nhận hoặc bác bỏ, mà còn là thuốc tốt để chữa trị những căn bệnh tinh thần đặc thù. Những người theo giáo lý Đại thừa đặc biệt nhìn thấy sự thích ứng này, có lẽ tinh thần uyển chuyển, chính là diệu dụng của Phật pháp, có khả năng chuyển tải Phật pháp đến với nhu cầu của người nghe, nhờ vào trí huệ và từ bi của một vị Phật vô thượng. Điều quan trọng mà chúng ta cần phải hiểu là sự phát triển phong phú của giáo lý không những áp dụng cho toàn bộ Phật giáo, mà còn áp dụng cho bản thân tư tưởng Đại thừa. Đó là nhận ra quan điểm sai lầm căn bản hay bản chất (essentialist fallacy). Tức nó diễn ra khi chúng ta đưa ra một tên gọi đơn thuần hoặc miêu tả ở mặt danh ngôn và giả định rằng nó phải liên quan đến một hiện tượng giả hợp.
Thật sự đây là một sự sai lầm (fallacy), bởi vì một ý tưởng nhỏ cũng có thể phát triển thành một tư tưởng lớn, nhưng nó mang bản chất sai lầm với một căn nguyên thâm sâu, tức cảm giác rằng khi chúng ta dùng một thuật từ tương tự, nên nó có một số bản chất bất biến, có lẽ là một loại bản chất được gắn liền với một định nghĩa tương ứng. Như vậy, sự vật tương tự (same thing) được miêu tả ở mỗi thời điểm mà lời nói đó được đem ra ứng dụng. Bởi vì theo cách miêu tả của Đại thừa (hoặc lời nói tương tự bằng ngôn ngữ địa phương) đã được dùng trong thế giới Phật giáo trong đời sống hằng ngày có lẽ từ thế kỷ I TTL, xuất phát từ Ấn Độ, chuyển sang Tây Tạng, Trung Á, Mông Cổ, Trung Quốc; rồi từ Trung Quốc đến Nhật Bản, Viễn Đông và thế giới phương Tây, vì thế nó phải liên quan đến một số đặc tính chung, mà những đặc tính này chúng ta có thể khái quát nó trong một định nghĩa. “Chắc chắn một tác giả phải có khả năng định nghĩa chủ đề của mình”, do đó chúng ta nghĩ “nếu không, thì làm thế nào tác giả biết những gì mà vị ấy đang nói về?”...
Mục Lục (Tóm Tắt): Lời Tựa Chương 1 – Giới Thiệu Chương 2 – Hệ Thống Kinh Điển Bát Nhã Chương 3 – Trung Quán Tông Chương 4 – Duy Thức Tông Chương 5 – Giáo Lý Như Lai Tạng Chương 6 – Hoa Nghiêm Tông Chương 7 – Pháp Hoa Kinh Chương 8 – Những Thân Thể Của Đức Phật Chương 9 – Con Đường Của Bồ Tát Chương 10 – Chân Thành, Buông Xả Và Tin Tưởng Đức Phật Và Bồ Tát Chú Thích Thư Mục Tham Khảo