ĐÔI NÉT VỀ HÒA THƯỢNG GIẢNG SƯ THÍCH HUỆ ĐĂNG (GS. TS. NGUYỄN VĂN SÁU)
Hòa thượng – Giảng sư TW Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN)
Đạo sư Yogi đúng tiêu chuẩn của kinh Vệ Đà Thích Huệ Đăng
Thế danh: Nguyễn Văn Sáu
Ngày sinh: 25/08/1940
Quốc tịch: Việt Nam 
Là tu sĩ Phật giáo và là nhà nghiên cứu khoa học đã tốt nghiệp khoa Thực hành và Thực chứng Kết quả. Là giảng sư danh dự của Viện Đào tạo Kỷ lục gia Thế Giới được cấp bằng Tiến Sĩ Danh dự của Đại học Kỷ lục thế giới. Là thành viên của Hội đồng Viện Kỷ lục Việt Nam. Là viện trưởng Viện Nghiên Cứu và Ứng dụng Buddha Yoga Việt Nam và nằm trong Ban Chỉ Đạo Nội dung Huấn luyện Kỷ lục gia của TW Hội Kỷ Lục gia Việt Nam.
Ít ai biết rằng vị hòa thượng ấy chỉ được học hết lớp 3 trường làng, từng phải lang thang khắp nơi và làm đủ mọi công việc mưu sinh. Cuộc đời hơn 80 năm của thầy thực sự là một hành trình sống bằng sáng tạo. Thầy là tấm gương lớn về sự nỗ lực để thành công bằng chính năng lực thực hành, thực chứng, là sự kết hợp giữa Đạo và Đời một cách đáng khâm phục. Đó là một vài nét phác họa chân dung về một vị hòa thượng mang tên Thích Huệ Đăng. Một nhà tu nhập thế, một nhà khoa học có tiếng, một Đạo sư Yoga, kỷ lục gia của Việt Nam trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Người vừa được hội đồng Viện Đại học Kỷ lục Thế giới tôn vinh là Giáo sư – Tiến sĩ danh dự của Viện cùng nhiều giải thưởng cao quý trong và ngoài nước. 
Nhà Khoa Học Đầu Tiên Của Phật Giáo Việt Nam Được cấp Hai Bằng Sáng Chế Độc Quyền Về Sâm Ngọc Linh
Hòa thượng Thích Huệ Đăng, thế danh Nguyễn Văn Sáu sinh ngày 25 tháng 8 năm 1940 tại TP. HCM. Cha mẹ mất sớm, thầy Huệ Đăng phải nghỉ học lang thang giữa đời để tự nuôi thân, làm đủ mọi nghề, sống trong đủ mọi môi trường. Đến năm 33 tuổi, Thầy bắt đầu con đường tu tập của mình. Đầu những năm 80, thầy Huệ Đăng chính thức xuất gia tại Tổ đình Long Thiền (Đồng Nai) với sư phụ của mình là cố Hòa Thượng Thích Huệ Thành. Năm 1983, Thầy quyết định rời Tổ đình, rời sư phụ, lên đường để tự tìm lối đi cho riêng mình. Lên Đà Lạt với hai bàn tay trắng và một túi nải, tu trong mật thất tại La Bá và Đà Lạt (Lâm Đồng). 
Đến năm 1986, Thầy quyết định ra thất và tu nhập thế, bắt đầu sự nghiệp với cây địa lan bị người dân địa phương vứt bỏ do không xuất khẩu được. Tên tuổi của thầy Huệ Đăng cũng từ đó gắn liền với nhiều loại địa lan quý hiếm. Những năm đầu trồng địa lan, để mở rộng, phải mua cây giống trong khi tiền vốn không có nhiều, thầy bắt đầu quan tâm đến việc tự nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô. KHông có bất cứ một nền tảng nào về khoa học, thầy tự nghiên cứu trong sách vở và học hỏi kinh nghiệm, đăng ký học dự thính tại Trường Đại học Nông Lâm để nắm được những kỹ thuật cơ bản. Trở về Đà Lạt, thầy tiếp tục mày mò, nghiên cứu thêm và bắt đầu tự thực hiện nhân giống cây địa lan bằng phương pháp nuôi cấy mô để tự chủ về nguồn giống cây. Thầy vừa áp dụng khoa học công nghệ, vừa tiếp tục quan sát, cải tiến kĩ thuật trồng và chăm sóc nhằm tăng chất lượng cây và hoa. Đến giữa những năm 1990, địa lan bắt đầu cho thu hoạch với số lượng ít, thầy có thể bán để có tiền đi học và làm Phật sự.
Thầy Huệ Đăng chính là người bảo tồn thành công nhiều loài lan quý tại Việt Nam. Trong đó, một nghiên cứu mang ý nghĩa lớn về môi trường của thầy đã thành công, đó là thay thế giá thể trồng hoa lan từ cây dớn (lấy trong rừng) bằng vỏ cà phê – một thứ phế phẩm gây ô nhiễm môi trường. Sau này, khi đã ở tuổi ngoài bảy mươi, tám mươi, người dân tại TP. HCM vẫn thường được gặp vị hòa thượng ấy trực tiếp đứng bán lan cùng các học trò của mình tại công viên 23/9 mỗi dịp Tết đến Xuân về.
Bên cạnh hoa lan, từ năm 2008, khi được biết giá trị sâm Ngọc Linh và chứng kiến những công dụng kỳ diệu của loài sâm này, Hòa thượng Thích Huệ Đăng phát tâm nguyện đem cây sâm này đến với cộng đồng, Bằng quyết tâm đó, tháng 8/2008, khi ở gần tuổi 70, Thầy cùng các đệ tử đã thực hiện một hành trình lên núi Ngọc Linh tìm sâm và di thực về Đà Lạt, đồng thời tìm cách nhân giống loài sâm quý này. Năm 2009, Hòa thượng Thích Huệ Đăng bắt đầu nghiên cứu quy trình nhân giống cây sâm Ngọc Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô. Mặc dù chưa qua bất cứ trường lớp đào tạo nào, nhưng với trí tuệ sáng suốt, tâm chân thật và tình thương, ham nghiên cứu, tìm hiểu và ứng dụng. Thầy đã nhân bản vô tính thành công giống sâm Ngọc Linh. 
Công trình này đã được Cục Sở Hữu Trí Tuệ thuộc Bộ Khoa Học và Công Nghệ cấp bằng sáng chế độc quyền cho “Quy trình trồng cây sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô” vào tháng 10 năm 2012; Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích số 1731 ngày 15/05/2018 cho “quy trình sản xuất sản phẩm chiết xuất sinh khối sâm Ngọc Linh và sản phẩm thu được từ quy trình này”. Hiện nhà máy sản xuất viên sâm của Thầy được Cục An toàn Thực phẩm của Bộ Y Tế cấp giấy Chứng nhận cơ sở sản xuất đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP).
Tâm niệm “sức khỏe là tài sản quý nhất”, do đó, ước mong biến sâm Ngọc Linh trở thành sản phẩm có giá trị giúp ích cho cộng đồng cũng trở thành hoài bão lớn nhất trong cuộc đời của Thầy. Thầy cũng muốn chứng minh rằng “Tu” là những hành động thiết thực, những công việc cụ thể. Đối với Hòa thượng Thích Huệ Đăng, tu không phải là cầu cúng, lễ bái linh đình. Người học chân lý Phật giáo là để ứng dụng vào cuộc đời. Đạo và đời không thể tách rời. Bởi “đời không đạo lấy gì mà sửa? đạo không đời biết sửa với ai?”… 
Trích: Hành Trình Thực Hành Thực Chứng Kết Quả
Bài Giảng 01: Đại Cương Khai Thị Luận Giảng Kinh Đại Nhật
Ngài Đại Nhật là tổ của Mật Tông, chính là Ngài Tỳ Lô Giá Na. Chúng ta phải biết tầm quan trọng của bộ triết lý này. Triết lý Đại Nhật vô cùng quan trọng và giá trị cho một hành giả Mật Tông trên con đường tìm cầu chân lý Buddha. Vạn vật trên thế gian phát triển và trưởng thành là nhờ mặt trời tỏa sáng khắp nơi. Cũng như vậy, nếu thế gian không có chư Phật ra đời, đem lại ánh sáng chân lý giải thoát bằng Trí tuệ chân thật tự chứng của chính mình, chỉ rõ mỗi người hãy tự phát triển phật tâm của chính mình, thì nhân loại sẽ mãi đắm chìm trong sanh tử khổ đau không biết lối thoát ly, mãi lạc trong đêm dài vô minh tăm tối, nương tựa bên ngoài, không khai mở được trí giác vô biên sáng suốt của chính mình.
Trong suốt 49 năm thuyết pháp, Đức Thế Tôn đi khắp đó đây hoằng đạo, giáo hóa tất cả chúng sanh, từ Chư thiên cho đến loài người và các chúng sanh trong ba cõi, khi có đủ duyên lành. Hơn ba trăm hội đàm kinh làm ánh sáng chân lý tỏa khắp nơi nơi, vô số trời người được lợi lạc. Sau khi Ngài vào Niết bàn, chúng đệ tử mới trùng tuyên lại kinh giáo, hơn 300 năm sau mới bắt đầu có kinh điển Đại thừa. Kinh Đại Nhật là một bộ kinh Đại thừa thuộc hệ Mật Tông, truyền thừa do Bồ tát Long Thọ được Bồ tát Kim Cang Thủ đích thân truyền thọ cùng với kinh Kim Cang Đảnh trong Tháp Sắt tại Nam Ấn Độ.
Đây là bộ kinh cốt lõi của Mật giáo hay bí Mật pháp của Kim Cang Thừa, bày rõ con đường nhất tâm thành Phật. Như tên gọi của kinh, thì Đại Nhật là mặt trời Chánh pháp lớn, chiếu soi trùm khắp tất cả pháp giới, hàm nhiếp tất cả pháp. Trí Chứng Đại Sư trong tập “Đại Tỳ Lô Giá Na Kinh Thức” đã nói: “trong giáo pháp Đại thừa, kinh Đại Nhật chính là vua của các kinh, trong Mật Tông nó là khai triển các pháp bí mật, ngay cả kinh Pháp Hoa cũng không thể đạt đến độ cao siêu ấy”. Có thể nói, kinh Đại Nhật chính là bộ kinh tổng hợp tất cả giáo lý diệu pháp tinh hoa của Đại Thừa, bày rõ ứng dụng vi diệu của nguồn tâm, nhờ đó sớm viên thành Diệu trí vô thượng như chư Phật. 
Kinh Đại Nhật là một bộ kinh rất quan trọng cho hành giả đi tìm chân lý Phật giáo. Tại sao? Vì Kinh Đại Nhật cho phép hành giả Mật giáo ứng dụng tất cả phương tiện của thế gian để luyện Chân tâm và Diệu tâm mà không lìa thế gian, không chấp thế gian. Trong kinh Pháp Hoa cũng có nói đến kinh Đại Nhật là một bộ kinh tổng hợp tất cả giáo lý diệu pháp tinh hoa của Đại thừa. Vì kinh Đại Nhật là dạy người hành giả vào đời ứng dụng nhập thế, là phương tiện thiện xảo để ứng dụng vào cuộc đời của một kiếp người có mặt trần gian này. Hành giả ứng dụng vào đời không bị đời cột lại, đi vào ngũ trược ác thế nhưng không bị ngũ trược ác thế ràng buộc chúng ta. Chúng ta sống trong tự tại thì chết mới được tự tại.
Cốt lõi của kinh Đại Nhật cũng là “Niết bàn Diệu Tâm” hay “Chân không Diệu hữu” như bao kinh khác, hay là “Khai thị ngộ nhập Tri kiến Phật” cho chúng sanh như trong kinh Pháp Hoa. Thế nhưng, nếu các kinh Bát Nhã hay Kinh Pháp Hoa nói rộng về hướng dẫn chúng sanh ngộ nhập nguồn tâm, thì kinh Đại Nhật chỉ thẳng nguồn tâm và cách thức dùng Chân ngôn (chú) hoặc các tướng pháp để ngộ nhập, ứng dụng tâm, bày rõ Diệu trí như Phật một cách rõ ràng chính xác.
Kinh Đại Nhật gọi đủ là kinh “Đại Tỳ Lô Giá Na Thành Phật Thần Biến Gia Trì” hay là kinh “Đại Tỳ Lô Giá Na Diệu Đức Phương Tiện Lực”. Đây là bộ kinh căn bản thiết yếu của giáo nghĩa Mật Tông, bày tỏ sự ẩn mật vô biên của nguồn tâm cho hành giả rõ biết và ứng dụng trí tuệ vào đời. Đại Nhật cũng gọi là Tỳ Lô Giá Na, Phổ Quang Minh Trí, Biến Nhất Thiết Xứ, Biến Chiếu Tôn. Đứng trên sự tướng, Đại Nhật là đức hiệu của vị Phật Bổn tôn vô thượng thậm thâm của Mật giáo.
Kinh Đại Nhật là chỉ dạy cho chúng ta ứng dụng trí tuệ trong cuộc sống này. Với chúng hội nghe pháp, phần lớn là Kim Cang Mật Tích và hàng đại Bồ tát, Đức Phật Tỳ Lô Giá Na lại ở trong pháp giới Kim Cang nói kinh Đại Nhật đã khẳng định cho chúng ta biết ai muốn nghe, hiểu và thực hành được pháp này, phải có Kim Cang Tâm hay trở về được nguồn tâm của chính mình, mới có thể tu hành đại pháp bí mật này được. 
Mật giáo có hai pháp giới là Kim Cang giới và Thai Tạng giới, hay thế giới hiện tượng và thế giới tâm thức. Nói cách khác, Thai tạng giới là thai bào hay mầm sanh ra Phật trí. Đây là pháp giới được kinh Đại Nhật trình bày rõ ràng qua tên gọi Thai Tạng Đại Bi. Kim cang giới là diễn tả và chỉ bày ứng dụng pháp giới tự chứng của Chân tâm vào đời làm lợi lạc chúng sanh được kinh Kim Cang Đảnh nói đến. Tư tưởng của kinh Đại Nhật nói lên hai phần Lý và Sự. Phẩm đầu nêu lên đường lối tu hành, từ phẩm hai trở về sau, nêu lên sự tướng và nói về giáo lý ẩn mật. Thế nhưng, chúng ta đừng vội vì thế mà cho là kinh này đi về phần quyền pháp tướng hay thần thông mê hoặc mọi người.
Không phải vậy, vì kinh Đại Nhật dùng được Tâm lực, Trí lực và Pháp lực của con người nên đầy đủ quyền năng, đầy đủ phương tiện. Tại sao? Vì kinh Đại Nhật dùng được chân ngôn tông, dùng được luồng trường sinh trong cơ thể, hướng nguồn tâm lực vào trong cơ thể tạo thành nguồn lực vô tận nên gọi là thần thông. Điểm tinh hoa của Kinh Đại Nhật là lấy pháp tướng để tu, mục đích hiển bày lý vô tướng, chứ không kẹt trong các pháp tướng kể cả luôn thần thông; lấy tướng để lìa tướng để trở về vô tướng, lấy pháp để lìa pháp để trở về vô pháp, lấy thức để lìa thức để trở về Chân tâm, đó là mục đích của kinh Đại Nhật.
Dùng tất phương tiện thế gian, miễn làm sao luôn giữ bốn giới luật: Không lìa Chánh pháp, phát bồ đề tâm, không xẻn pháp, làm lợi lạc cho cộng đồng. Đó là bốn giới, nếu phạm một giới thì như tử thi nằm tại đó. Hành giả ra ngoài đời nếu không giảng đúng Chánh pháp thì giống như tử thi, đây là phạm giới Ba la di của kinh Đại Nhật.
Tất cả pháp tướng: Đàn Tràng, Mạn đà la, Ẩn khế, Chân ngôn, Tất địa, … mục đích cuối cùng là diệu dụng phương tiện, để đưa người quay về vô tướng là Chân tâm mà ưng dụng được nguồn tâm ẩn mật, trên tinh thần Đức Phật dạy: “pháp lìa nơi phân biệt và tất cả vọng tưởng, nếu tịnh hóa được để cứu cánh như Hư không. Bởi chúng ta chẳng biết, nên vọng chấp cảnh giới: Thời, Phương, Tướng và các thứ ham muốn, vô minh che mờ. Vì muốn độ thoát họ, Đức Phật tùy thuận nói phương tiện để giáo hóa chúng sanh trong đời vị lai, bởi họ bị si ái và vô minh che mờ trí tuệ, mà chấp đoạn, thường, các tướng thiện, bất thiện, chẳng hiểu biết chân lý đạo Phật, nên Như Lai tùy thuận nói pháp, chỉ trụ nơi thật tướng các pháp”… 
MỤC LỤC:
Hành Trình “Sống Bằng Sáng Tạo”
Hòa Thượng Thích Huệ Đăng Vị Giáo Sư Danh Dự Tuổi Ngoài 80 Của Viện Đại Học Kỷ Lục Thế Giới
Nhà Khoa Học Đầu Tiên Của PGVN Được Cấp 2 Bằng Sáng Chế Độc Quyền Về Sâm Ngọc Linh
Một Tấm Gương Lao Động Sống Bằng Sáng Tạo Và Cống Hiến Không Mệt Mỏi
Những Lời Tri Ân - Những Lời Tri Ân Của Tiến Sĩ Thang Văn Phúc, Chủ Tịch Hội Kỷ Lục Gia Việt Nam
- Lời Chia Sẻ Của Ngài Tiến Sĩ Biswaroop, Phó Hiệu Trưởng Viện Đại Học Kỷ Lục Thế Giới
- Những Lời Chia Sẻ Của Anh Nicolas Với Hòa Thượng Thích Huệ Đăng
Những Kết Quả Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Khoa Học Của Đạo Sư Thích Huệ Đăng
Tác Giả - Tác Phẩm
Những Thành Tựu Được Công Nhận
Hòa Thượng Thích Huệ Đăng Trao Tặng Sách Và Sâm Ngọc Linh Tại Các Bệnh Viện
Phần 1: Giới Thiệu Tổng Quan
Dự Án Hoa Lan Thanh Quang
Phần 2: Quá Trình Nghiên Cứu Cây Sâm Ngọc Linh & Quy Trình Sản Xuất Sản Phẩm Chiết Xuất Sinh Khối Sâm Ngọc Linh
Phần 3: Thực Chứng Kết Quả & Những Thành Tựu Đạt Được Trong Cuộc Sống
Thông Điệp Sống Và Tầm Quan Trọng Của Sức Khỏe – Kỹ Năng – Uy Tín
Thông Điệp Về Huấn Luyện Đào Tạo Con Người Thực Hành Và Thực Chứng
Dự Án Đào Tạo Huấn Luyện Viên Buddha Yoga Việt Nam Và Phát Triển Các Khóa Học Buddha Yoga Cộng Đồng Nhằm Mang Lại Sức Khỏe
Một Số Bằng Cấp Của Hòa Thượng Thích Huệ Đăng Thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
Phần 4: Tổng Hợp Các Bài Giảng Từ Năm 2010 – 2019
- Đề Tài: Đại Cương Khai Thị Luận Giảng Kinh Đại Nhật
- Đề Tài: Tổng Quan Về Lộ Trình Ứng Dụng Triết Lý Hoa Nghiêm Trong Thực Hành Tâm
- Đề Tài: Khai Thị - Luận Giảng Triết Lý Lăng Già
- Đề Tài: Ứng Dụng Triết Lý Thủ Lăng Nghiêm Trong Thực Hành
- Đề Tài: Ứng Dụng Kim Cang Thừa
- Đề Tài: Ứng Dụng Triết Lý Bát Nhã
- Đề Tài: Ứng Dụng Triết Lý Duy Ma Cật
- Đề Tài: Ứng Dụng Triết Lý Vô Biên Trang Nghiêm
- Đề Tài: Đại Thừa Tư Tưởng Luận
- Đề Tài: Chuyển Hóa Ham Muốn
- Đề Tài: Tìm Hiểu Cuộc Đời Của Các Đại Thành Tựu Giả Để Ứng Dụng Vào Thực Hành Yoga Của “Viện”
- Đề Tài: Ứng Dụng Triết Lý Buddha Vào Cuộc Sống Để Mang Lại Sức Khỏe Kỹ Năng Uy Tín
- Đề Tài: Nền Tảng Của Mật Giáo
- Đề Tài: Tìm Hiểu Về Tối Thượng Du Già
- Đề Tài: Tiêu Chuẩn Của Một Người Thầy
- Đề Tài: Giáo Lý Và Hướng Dẫn Thực Hành Các Pháp Môn Yoga
- Đề Tài: Thiền Ứng Dụng Vào Cuộc Sống Và 5 Điều Hòa Hợp
- Đề Tài: Ứng Dụng Dòng Pháp Dalani Trong Thực Hành Thiền Quán Du Già
- Đề Tài: Tìm Hiểu Thuyết Nhân Quả - Nghiệp Báo Để Hiểu Về Tâm Thức Của Con Người
- Đề Tài: Mật Tông Con Đường Thực Chứng Kết Quả Ngay Trong Cuộc Đời
Tổng Hợp Các Tác Phẩm Đã Được Xuất Bản
Phần 5: Năm Chuyên Đề Về Đào Tạo Hướng Về Nội Dung Kỷ Lục Và Tạo Ra Các Giá Trị Cho Kỷ Lục Việt Nam Và Thế Giới
Chuyên Đề 1: Năm Chướng Ngại Trên Lộ Trình Thực Hành Và Thực Chứng
Chuyên Đề 2: Điều Thân – Điều Tức – Điều Tâm
Chuyên Đề 3: Nguyên Lý Vận Hành Của Tâm Thức Và Con Đường Chuyển Thức Thành Trí
Chuyên Đề 4: Lộ Trình Ứng Dụng Trí Tuệ Vào Việc Làm, Vào Khoa Học
Chuyên Đề 5: Nội Lực Của Người Việt Nam Trên Con Đường Thực Hành Và Thực Chứng
10 Lời Khuyên Để Các Kỷ Lục Gia Tạo Ra Được Các Giá Trị Của Mình Trong Cuộc Sống Thông Qua Những Bài Đào Tạo Của Thầy
Phần 6: Kết Luận
Phần 7: Đại Thành Tựu Giả Hòa Thượng Giảng Sư Thích Huệ Đăng
Phần 7.1: Tham Luận Hội Thảo Khoa Học “Phật Giáo Cổ Truyền Việt Nam Và Sự Đóng Góp Cho Đạo Pháp Và Dân Tộc”
Phần 7.2: Nhà Khoa Học Đầu Tiên Của Phật Giáo Việt Nam Được Cấp 2 Bằng Sáng Chế Độc Quyền Về Sâm Ngọc Linh
Lời Tác Bạch Gửi Đến Hòa Thượng Ân Sư
Tổng Hợp Một Số Bài Báo