094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

A TÌ ĐẠT MA - PHÁP UẨN TÚC LUẬN - HT TUỆ SỸ A TÌ ĐẠT MA - PHÁP UẨN TÚC LUẬN - HT TUỆ SỸ Dịch: Tuệ Sỹ & Nguyên An
NXB: Hồng Đức & Hương Tích
Hình Thức: Bìa Mềm
Số Trang: 501 Trang
Khổ Sách: 14x20,5cm
Năm Xuất Bản: 2022
Độ Dày: 2,3cm
PUTL SÁCH VỀ LUẬN 210.000 đ Số lượng: 19 Quyển
  • A TÌ ĐẠT MA - PHÁP UẨN TÚC LUẬN - HT TUỆ SỸ

  •  2037 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: PUTL
  • Giá bán: 210.000 đ

  • Dịch: Tuệ Sỹ & Nguyên An
    NXB: Hồng Đức & Hương Tích
    Hình Thức: Bìa Mềm
    Số Trang: 501 Trang
    Khổ Sách: 14x20,5cm
    Năm Xuất Bản: 2022
    Độ Dày: 2,3cm


Số lượng
Lời Tựa
Pháp uẩn túc luận, gọi đủ: A-Tì-Đạt-Ma Pháp Uẩn Túc Luận (阿毘達磨法蘊足論), tựa đề dịch bởi Huyền Tráng, Sanskrit: Abhidharma Dharmaskandha Padaśāstra. Tác giả luận này có hai thuyết: 1. Xá-lợi Tử,  2. Mục-kiền-liên; luận này, Huyền Tráng dịch, 12 quyển, T26, No 1537. Về ý nghĩa tựa đề như đã được giải thích trong phần Hậu tự. Theo phân loại của của Kimura, Pháp uẩn túc luận thời kỳ thứ hai trong ba thời kỳ phát triển của luận thư A-tì-đạt-ma, luận này giải thích chi tiết các kinh phần lớn thuộc Tạp A-hàm, tương đương các Nikāya, liên hệ đến các thể tài giáo nghĩa như: Học xứ, bốn Dự lưu chi, bốn chứng tịnh, bốn Sa-môn quả, bốn thông hành, bốn thiền, bốn như ý túc, v.v., cho đến uẩn, xứ, đa giới, duyên khởi.


 
a tì đạt ma pháp uẩn túc luận 1 min


Pháp uẩn túc luận, lập thành một số khoa mục nhất định, được xem là bao hàm toàn bộ giáo nghĩa như được trình bày chi tiết trong luận. Trong suốt 21 phẩm của Pháp uẩn, mỗi phẩm là một thành tố của tổ chức, thiết lập thành một hệ thống giáo nghĩa nhất quán. Vào đầu năm 2016, khi bộ luận dịch sang tiếng Việt cơ bản đã hoàn thành chánh văn và phụ chú, người dịch chuẩn bị cho xuất bản, lúc bấy giờ có một người bạn từ Đức mang về cho thủ bản Sanskrit luận này, biên tập bởi Siglinde Dietz: Fragmente des Dharmaskandha - Ein Abhidharma-Text in Sanskrit aus Gilgit, Göttingen,1984 và bản biên tập bởi Hajime Sakurabe, Newly Identified Sanskrit Fragments of the Dharmaskandha in the Gilgit manuscripts, Kyoto 1986, cùng bản Tây tạng của luận này trong  Kandjur Mdo, xx (fols. 39-46). Dù các thủ bản này không đầy đủ, chỉ tồn tại ở dạng đoạn phiến rời rạc, nhưng cũng giúp ích khá nhiều cho người dịch trong công tác hiệu chỉnh một số lầm lẫn trong bản dịch trước đây.

Giữa năm 2016, vì nhu cầu giảng dạy cho Tăng ni lớp Phật học Đa Bảo, dịch giả cho in bản thảo tiếng Việt của luận này, cũng là cơ hội để điều chỉnh văn ngữ cho phù hợp với nhận thức của độc giả tiếng Việt. A-tì-đạt-ma là kho tàng giáo nghĩa ưu việt và hướng đến chân lý giải thoát, nên văn ngữ đòi hỏi tính khúc chiết cao, ngữ nghĩa mang sắc thái triết học đặc thù của hệ thống A-tì-đạt-ma, nên không phải bản văn A-tì-đạt-ma nào cũng dễ phiên dịch. Tại nước ta, nhiều luận thư thuộc hệ A-tì-đạt-ma truyền thống Nam phương đã được dịch và phổ biến rộng rãi đến nay trên dưới gần nữa thế kỉ, còn các luận thư của truyền thống Thuyết nhất thiết hữu bộ, chỉ mới được dịch một số ít. Nhận thấy tầm quan trọng của Pháp uẩn túc luận và ước nguyện các luận thư Hữu bộ được biết đến rộng rãi hơn, nên người dịch nỗ lực hiệu chỉnh toàn bộ bản dịch để phổ biến đến các độc giả hữu duyên. Trong phần cuối của sách, người dịch cho in phụ lục hai thủ bản Sanskrit và bản Tây tạng, để độc giả có chỗ nào nghi ngờ thắc mắc có thể tiện đối chiếu và các độc giả Hán văn Pháp uẩn, cũng như các vị giảng luận A-tì-đạt-ma, có thể tiếp cận với các truyền bản khác, khả dĩ nhận thức sẽ gần với bản gốc hơn. Vậy trong đây có gì bất toàn, dịch giả xin nhận trách nhiệm và sẽ bổ túc ở những bản in sau.


 
a tì đạt ma pháp uẩn túc luận 2 min


Trích “Tổng Luận – Luận Thư và Luận Sư”:
Các luận thư A-tì-đạt-ma đã được biết đến rất sớm tại Trung Hoa. Có thể kể luận thư được dịch sớm nhất là A-tì-đàm tâm luận, dịch bởi Tăng-già-đề-bà (Sanghadeva). Sư gốc người Kashmir, họ Cù-đàm (Gautama), có lẽ đồng tông với đức Thích Tôn; đến Lạc Dương Trung Hoa dưới thời Tấn, niên hiệu Thái Nguyên 10 (Tl. 385). Niên hiệu Thái Nguyên 16 (Tl. 391), theo lời mời của Tuệ Viễn, Sư đến Lô Sơn, cùng dịch A-tì-đàm tâm luận và Tam pháp độ luận. A-tì-đàm tâm luận (Abhidharmahrdaya-sastra) soạn bởi Pháp Thắng (Dharmasresthi) mà Mộc Thôn Thái Hiền phỏng định là nhân vật trước Tây kỷ 250 năm, và luận thư này được kể thuộc thời kỳ thứ tư trong lịch sử phát triển văn học A-tì-đạt-ma, thời kỳ các luận thư cương yếu, và là mẫu hình mà Câu-xá về sau phỏng theo tổ chức và hoàn chỉnh. Các luận thư được phiên dịch tiếp theo, có thể kể: Tôn giả Bà-tu-mật Bồ-tát sở tập luận, dịch bởi Tăng-già-bạt-ma (Sanghavarma), thời Diêu Tần, niên hiệu Hoàng Sơ 4 (Tl. 397).


 
a tì đạt ma pháp uẩn túc luận 3


Thế nhưng, thông tin tương đối đầy đủ về các luận thư căn bản của Hữu bộ phải kể là được biết đến đầu tiên trong luận Đại trí độ, dịch bởi Cưu-ma-la-thập vào thời Hậu Tần, niên hiệu Hoằng Thỉ 4 (Tl. 402). Tường thuật về kết tập Vương Xá sau Phật Niết-bàn không lâu dưới sự chủ trì của Tôn giả Đại Ca-diếp, Luận này nói: “Hỏi: A-tì-đàm tám kiền-độ và A-tì-đàm sáu phần xuất xứ từ đâu? – Đáp: Khi Phật còn tại thế, Chánh pháp không bị sai lạc. Sau Phật diệt độ, trong khi kết tập pháp tối sơ, Pháp cũng vẫn như khi Phật còn tại thế. Một trăm năm sau, vua A-thâu-ca (Aśoka) tổ chức đại hội Ban-xà-vu-sắt (pañca-vārsika-maha), do luận nghị dị biệt của các đại pháp sư mà xuất hiện danh hiệu các bộ phái khác nhau. Từ đó trải qua một thời gian sau, có đạo nhân dòng bà-la-môn, họ Ca-chiên-diên (Kātyāyana), trí tuệ nhạy bén, đọc thông Tam tạng, các kinh thư nội và ngoại giáo, vì muốn giải rõ lời Phật, bèn soạn Phát trí kinh Bát kiền-độ, phẩm thứ nhất nói về Thế gian đệ nhất pháp. Các đệ tử về sau vì cho rằng người đời sau không thể hiểu hết Bát kiền- độ bèn soạn Bệ-bà-sa.

Có người nói: Trong sáu phần A-ti- đàm, phần thứ ba có 8 phẩm gọi là Phân thế xứ phần. Phần này do Mục-kiền-liên soạn. Lại trong sáu phần, phần thứ nhất có 8 phẩm trong đó 4 phẩm đầu do Bồ-tát Bà-tu-mật (Vasumitra: Thế Hữu) soạn, 4 phẩm kia do A-la-hán Kế-tân (Kashmira) soạn. Năm phần còn lại được soạn tập bởi các luận nghị sư”. Trong đoạn dẫn trên, nói “A-tì-đàm tám kiền độ”, hẳn La- thập muốn nói đến A-tì-đàm bát kiền-độ luận (Astaskandha- śāstra), do Tăng-già-đề-bà (Sanghadeva) phiên dịch trước đó khoảng 20 năm. Đây là tên gọi khác của luận Phát trí (Jñānaprasthāna-śāstra)" do Huyền Trang dịch sau này. Theo truyền thuyết từ Huyền Trang, khoảng 400 năm sau Phật Niết-bàn, 500 vị A-la-hán tập hội tại Kashmir, dưới sự bảo trợ của Quốc vương Gandhāra bấy giờ là Kanişka, giải thích rộng rãi văn nghĩa của luận Phát trí, tập thành đại luận gọi là Đại Tì-bà-sa (Mahāvibhāsa), mà La-thập nói là Bệ- bà-sa (Vibhāşa). Đây cũng là tiêu đề của bản dịch được gán cho Tăng-già-bạt-trừng (Sangabhūti) thực hiện khoảng Tl. 383.


 
a tì đạt ma pháp uẩn túc luận 4 min


Phát trí hay Bát kiền-độ, cùng với sáu luận thư khác mà La- thập nói là “lục phần A-tì-đàm” và Huyền Trang gọi là “lục túc luận” lập thành bảy luận thư căn bản của Thuyết nhất thiết hữu bộ. Trong sáu “luận chân” (lục túc luận) này, nói theo các vị chú giải Câu-xá, vốn là các môn đệ thân truyền của Pháp sư Huyền Trang, có ba luận thư được soạn tập trong thời Phật tại thế bởi các Thánh đệ tử:
  • Tập dị môn luận, soạn bởi Tôn giả Xá-lợi-phất,
  • Pháp uẩn túc luận bởi Tôn giả Mục-kiền-liên,
  • Thi thiết luận (Prajñapti-śāstra) bởi Tôn giả Đại Ca- chiên-diễn (Mahākātyāyana).
 
a tì đạt ma pháp uẩn túc luận 5


Ba luận thư còn lại được nói là soạn tập bởi các luận sư về sau. Luận Phát trí (Jñānaprasthāna-śāstra), tuy được xem là luận thư căn bản, với tiêu danh là “luận thân” (sārīra- śāstra) nhưng là tác phẩm hậu kỳ, tác giả là Ca-đa-diễn-ni Tử (Kātyāyaniputra), trùng tên với một đại đệ tử của Phật mà truyền thuyết bởi Huyền Trang nói là tác giả của luận Thi thiết. Cơ sở văn hiến của Hữu bộ như vậy được biết khá đầy đủ với các nhà nghiên cứu Câu-xá, gọi là Câu-xá tông, phát triển tại Trung Hoa và truyền đến Nhật Bản. Tuy vậy, các nghiên cứu này chỉ có những thông tin từ các truyền thuyết của ngài Huyền Trang và các môn đệ. Đây cũng là điều mà Takakusu trong tác phẩm nghiên cứu về các luận thư của Hữu bộ nói rằng thông tin sớm nhất về sự tồn tại của bảy luận thư Abhidharma cùng với các tác giả của chúng bằng tiếng Sanskrit là do Burnouf, thông qua bản dịch Pháp văn một đoạn trong Abhidharmakośavyākhyā (Câu-xá giải minh) của Yaśomitra (Xưng Hữu). Tên Phạn và Tạng của tiêu đề và tác giả bảy luận thư được biết như sau:

(1) Jñānaprasthāna bởi Arya Kātyāyanīputra (Tạng: Ye- ses-hjug, Hán: Phát trí luận).
(2) Prakaraṇapāda bởi Sthavira Vasumitra (Tạng: Rab- tu-byed-pa; Hán: Phẩm loại túc luận).
(3) Vijñānakayapāda bởi Sthavira Devśarma (Tạng: Rnam-ses-tshogs; Hán: Thức thân túc luận).
(4) Dharmaskandhapada bởi Arya Śāriputra (Tạng: Chos-kyi-phun-po; Hán: Pháp uẩn túc luận).
(5) Prajnaptisatra bởi Arya Maudgalyayana (Tạng: Gdags-pahi-bstan-bcos; Hán: Thi thiết luận).
(6) Dhatukayapada bởi Purna (Tạng: Khams-kyi-tshogs; Hán: Giới thân túc luận).
(7) Samgitiparyayapada bởi Maha-kausthila (Tạng: Yan-dag-hgro-bahi-grans; Hán: Tập dị môn túc luận).
……………
……………



 


MỤC LỤC:
Tổng Luận
Phẩm 1: Học Xứ
Phẩm 2: Dự Lưu Chi
Phẩm 3: Chứng Tịnh
Phẩm 4: Sa Môn Quả
Phẩm 5: Thông Hành
Phẩm 6: Thánh Chủng
Phẩm 7: Chánh Thắng
Phẩm 8: Thần Túc
Phẩm 9: Niệm Trụ
Phẩm 10: Thánh Đế
Phẩm 11:  Lĩnh Lự
Phẩm 12: Vô Lượng
Phẩm 13: Vô Sắc
Phẩm 14: Tu Định
Phẩm 15: Giác Chi
Phẩm 16: Tạp Sự
Phẩm 17: Căn
Phẩm 18: Xứ
Phẩm 19: Uẩn
Phẩm 20: Đa Giới
Phẩm 21: Duyên Khởi
Ngữ Vựng Phạn Hán
Sách Dẫn



 
thông tin cuối bài viết 2
 
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây