094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

PHÁP HOA YẾU NGHĨA LUẬN - CS SƠN NHÂN PHÁP HOA YẾU NGHĨA LUẬN - CS SƠN NHÂN Tác Giả: Sơn Nhân
Nhà Xuất Bản: Hồng Đức 
Số Trang: 370 Trang
Hình Thức: Bìa Mềm 
Khổ Sách: 14,5x20,5cm
Năm Xuất Bản: 2019
Độ Dày: 1,8cm
PHYN SÁCH VỀ LUẬN 120.000 đ Số lượng: 3 Quyển
  • PHÁP HOA YẾU NGHĨA LUẬN - CS SƠN NHÂN

  •  1061 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: PHYN
  • Giá bán: 120.000 đ

  • Tác Giả: Sơn Nhân
    Nhà Xuất Bản: Hồng Đức 
    Số Trang: 370 Trang
    Hình Thức: Bìa Mềm 
    Khổ Sách: 14,5x20,5cm
    Năm Xuất Bản: 2019
    Độ Dày: 1,8cm


Số lượng
Thay Lời Tựa
Tôi có duyên đọc bộ kinh có tựa đề DIỆU PHÁP LIÊN HOA GIÁO BỒ TÁT PHÁP PHẬT SỞ HỘ NIỆM, gọi tắt là KINH PHÁP HOA (của Thầy Trí Tịnh). Tôi đọc lần đầu gần như không hiểu, không lãnh hội gì hết, nhưng chẳng biết từ ngàn trước, có từng nghe, từng thấy, từng đọc đại thừa pháp bảo tôn kinh này chưa, mà nay, tuy đọc không hiểu, không lãnh hội, nhưng vẫn thích đọc, đọc mãi không chán, không nhàm mỏi, tính ra có hơn một trăm lần tụng đọc, cuối cùng tôi cũng hiểu, cũng nhận ra, cũng lãnh hội đôi chút về nghĩa lý, ý, thú của kinh này. Chỉ nhận ra đôi chút thôi, lòng mừng khấp khởi.


 
pháp hoa yếu nghĩa luận 1 min


Nay muốn đem cái đôi chút mà mình đã tạm được, tạm có, chia sẻ cho bạn đồng tu đồng học, gọi là thuận theo, chỉ do một sự nhơn duyên lớn mà lại hiện ra nơi đời của chư Phật. Đây tôi chỉ thuận theo chứ không phải vì. Chư Phật thì vì nhơn duyên lớn mà xuất hiện nơi đời, nhơn duyên ấy là: KHAI THỊ CHỦNG SANH NGỘ NHẬP PHẬT TRI KIẾN. Phật trì kiến ấy sâu thẳm vô tận, vô biên, chỉ có Như Lai mới thấu tột tri kiến đó. Phật tri kiến tạm nói có 4 vì: một, vì muốn cho chúng sanh mở cái thấy biết giác ngộ để được thanh tịnh. Hai, vì muốn chỉ chỗ thấy giác ngộ cho chúng sanh. Ba, vì muốn cho chúng sanh nhận thấy rõ ràng sự giác ngộ. Bốn, vì muốn cho chúng sanh chứng nhập lý tánh tuyệt đối của sự giác ngộ, đó là nhân duyên của chư Phật. Nay tôi chỉ thuận theo đôi chút của Bốn vì mà biện luận, phân giải những điểm mà tôi cho là trọng yếu trong Kinh Pháp Hoa thôi, chứ không luận giải chi tiết toàn kinh, nên tác phẩm này tôi lấy tựa là: PHÁP HOA YẾU NGHĨA LUẬN, nghĩa là nói luận những nghĩa chánh yếu.

Thật ra pháp của Phật thuyết suốt 49 năm, thì pháp nào cũng chánh yếu cả, vì lúc nào cũng khế lý khế cơ, nên mỗi pháp Phật nói ra đều có kết quả, những ai có duyên nghe pháp thọ trì, thực hành đều đạt kết quả an lạc, nhưng thế gian chênh lệch này thật không có gì tuyệt đối cả, như vậy giáo lý của Đức Phật cũng không tuyệt đối được, đã không tuyệt đối, thì dĩ nhiên cũng có pháp quan trọng, pháp không quan trọng, pháp chánh yếu, pháp không chánh yếu chứ? Vâng! Đúng vậy, nên tôi mới nói là chỉ luận những nghĩa chánh yếu mà thôi, chánh yếu tôi muốn nói ở đây là chánh yếu theo cơ tánh, chứ không phải chánh yếu ở nội dung, dụ như người có căn cơ trình độ khả năng chỉ tu tập được pháp dẫn đến kết quả cõi nhân cõi thiên, thì Phật vì người đó nói pháp chánh yếu cho họ tu tập kết quả nhân thiên. Nếu người đó căn cơ trình độ có khả năng đạt đến đạo quả A la hán, Bích Chi, hay Bồ Tát, thì Phật nói pháp chánh yếu cho các hạng người đó tu tập sẽ đạt được đạo quả A la hán, Bích Chi, Bồ Tát v.v...


 
pháp hoa yếu nghĩa luận 2 min


Bởi vậy, vấn đề chánh yếu muốn nói ở đây là pháp khế cơ, pháp khế cơ là chánh yếu cần thiết, không khế cơ thì không cần thiết và không chánh yếu, cho nên, pháp mặc dù khế lý, nhưng phải theo cơ, mà cơ thì không đồng đều, nên pháp cũng không đồng đều, đã không đồng đều, tất nhiên phải có chánh yếu và không chánh yếu, bởi chánh yếu với người này, thì không chánh yếu với người kia, chánh yếu với người kia thì không chánh yếu với người nọ, bởi thế nên khi xưa Đức Thế Tôn tùy bịnh cho thuốc, tùy cơ dạy cách tu, mỗi mỗi đều có hiệu quả. Có khi tùy theo đối tượng mà Ngài nói: “Suối 49 năm qua ta chưa nói một lời”, vì Ngài ngại sau này có người cho lời Ngài là khuôn vàng thước ngọc, là chơn thật ngữ, rồi y giáo phụng hành đo đúc theo khuôn thước, không sai hào ly, nhưng kết quả thì ngược lại, rồi sanh lòng hoài nghi phỉ báng chánh pháp, vì thế mới có pháp ngôn dè phòng là: “Y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan, ly kinh nhứt tự, tứ đồng ma thuyết” là nghĩa yếu đây vậy.

Vì còn trong giai đoạn chánh đẳng chánh giác (giác ngộ có cấp bậc) chứ chưa là toàn giác, nên sự luận nghĩa chính yếu theo cơ tánh chứng ngộ có giới hạn của mình, chắc chắn sẽ không phổ cập được nhiều đến những bạn đồng tu đồng học, chỉ những ai căn tánh tương đồng sẽ cảm nhận được những điều tôi chia sẻ. Thật vậy! Pháp dược của Phật chỉ cần uống qua một lần là đã tiêu trừ bệnh khổ tận gốc. Thuốc ấy được sắc lần thứ nhì cho lớp bệnh nhân kế tiếp uống, đã giảm bớt công hiệu, thuốc ấy nấu lại lần thứ ba, thứ tư, thứ năm, sáu, bảy, tám, chín, mười lần thì chất lượng của thuốc giảm đi quá nhiều, kết quả rất ít người hết bệnh, thậm chí thuốc ấy sắc tới, sắc lui hàng tỷ tỷ lần, trải qua hơn 2.500 năm, thử hỏi, mùi vị, công năng có còn nguyên thỉ như Phật hồi tại thế không?


 
pháp hoa yếu nghĩa luận 3


Chắc là không rồi! Tuy nhiên tên gọi và hình tướng vẫn còn, đại để có 84.000 hiệu loại, trong 84.000 hiệu vị thuốc, giả thiệt pha trộn, tốt xấu, độc, không độc, chung kho, người dùng may thì bớt bịnh, rủi phải tử vong, đó là chưa nói đến cách sử dụng, nếu sử dụng không đúng cách, không khéo, sẽ phản tác dụng nữa. Như trong Kinh Đại Bát Niết Bàn quyển I Phẩm ĐẠI CHÚNG SỞ VẤN trang 346, hàng 12, bản dịch của Hòa thượng Thích Trí Tịnh tôi xin trích nguyên văn bản dịch sau đây: “Phải biết thuốc cao này gọi là CAM LỒ, cũng gọi là độc dược, nếu uống nhiều chẳng tiêu hóa được thời thành chất độc”. Y cứ theo lời dẫn, thuốc cao thì lời Phật hay giáo pháp của Phật ví như cam lồ, là lành, là thuần tốt, rất có giá trị, nhưng nếu không biết áp dụng, hoặc áp dụng không đúng cách, thì sẽ phản tác dụng, không có hiệu quả tốt, như thuốc cao kia vậy. Đó là lời Phật mà còn thế, huống hồ không phải lời Phật, tức lời của ma, nếu chúng ta không khéo phân biệt, không khéo ứng dụng, thì tai hại sẽ cầm chắc.

Cũng trong Kinh Đại Bát Niết Bàn phẩm TỨ Y trang 185 hàng 13 nói: “Đức Phật dạy: Này Ca Diếp! Cho đến đối với lời nói của Như Lai mà có lòng nghi ngờ, còn không nên thọ trì, huống là lời của các hạng người ấy. Vì thế phải khéo phân biệt cho rõ là lành hay chẳng lành, nên làm hay chẳng nên làm, được như vậy mới có kết quả an lạc lâu dài. Xuyên qua lời dẫn của kinh, thì những lời: Như thị ngã văn của đầu các quyển kinh, chúng ta chớ vội cho đó là lời của tôn giả A Nan, mà hãy chính tâm xét nét thật kỹ xem có lý hay không, nếu có lý, mà phải chánh lý mới được, vì câu “Tôi” (A Nan) nghe như vầy vẫn còn nguyên không thay đổi, nhưng nội dung nghe chắc có thay đổi vì trải qua dịch thuật sao chép hàng mấy trăm ngôn ngữ và hàng tỷ lần, thế nào cũng lệch đi nội dung chính, huống chi có những kẻ lợi dụng câu “Tôi nghe như vầy” rồi viết thành sách, nội dung mang tính ruồng bỏ nhân quả, phi lý vô căn cứ mà vẫn cho là Đức Phật xưa dạy như thế, nói như thế! v.v... gây hoang mang cho người học Phật, cùng vấn đề mà hai lời Phật nói trái ngược nhau, vậy thì phải tin và làm theo lời Phật nào đây?


 
pháp hoa yếu nghĩa luận 4


Tóm lại: theo chỗ lập trường của Sơn Nhân tôi đây, thì vô luận là kinh sách nào có câu “Tôi nghe như vầy” (như thị ngã văn) hay không là không thành vấn đề, vấn đề là nội dung phải mang tính giác ngộ, tính nhân quả, tính giải thoát, tính tiến hóa theo nẻo lành, không mê tín tà kiến ỷ lại v.v.. thời lời đó chính là lời Phật, là chân lý lợi ích quý báu. Với sự lãnh hội đôi chút, nhận ra đôi chút, hểu biết đôi chút về bộ kinh Pháp Hoa, còn gọi là DIỆU PHÁP LIÊN HOA GIÁO BỒ TÁT PHÁP PHẬT SỞ HỘ NIỆM, hay còn gọi là ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG NGHĨA. Trong vô lượng nghĩa Sơn Nhân chỉ chia sẻ những yếu nghĩa cần thiết theo cơ tánh mà thôi, cũng như bệnh, có vô lượng bệnh, thuốc cũng có vô lượng thuốc, nhưng Sơn Nhân chỉ có biết đôi ba phương, nhưng hy vọng sẽ thiết yếu cho vài ba bệnh hiện đã và đang lây nhiễm lan rộng, đó là bịnh: CHẤP CÓ, CHẤP KHÔNG, chấp sự, chấp lý, chấp cũng có cũng không, chấp cũng sự cũng lý v.v...

Kinh Pháp Hoa còn gọi là Diệu Pháp, là vô lượng nghĩa, đã có biết bao chư tôn hòa thượng, chư thượng tọa, đại đức tăng ni, đạo cao đức trọng, tri kiến uyên thâm, đã hiển bày diệu nghĩa, luận giải lý màu, vạch phân ý thú, nhưng vì ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG NGHĨA XỨ GIÁO BỒ TÁT PHÁP PHẬT SỞ HỘ NIỆM, Sơn Nhân tôi nghĩ chắc thế nào cũng còn lại những nghĩa chưa nêu, những lý chưa diễn, những ý chưa bày, những thú chưa tỏ. Nay Sơn Nhân tôi vì muốn báo ân, bởi nhơn nơi pháp hoa được phần lợi lạc, nên mạo muội đem chút kiến, văn, trị, giác, chia sẻ với quý huynh đệ, gọi là một hòa trong sáu hòa 2 để cùng nhau ân triêm pháp vị, với nhiệt tình muốn chia sẻ, nên chẳng ngại sự vụng về nhiều mặt, viết tác phẩm PHÁP HOA YẾU NGHĨA LUẬN này chắc sẽ không tránh khỏi thiếu sót, mong chư tôn đức niệm tình chỉ giáo cho. Sơn Nhân tôi xin chân thành tri ân.
Tịnh Thất Tam Quy - Ấp Thọ Phước – Xã Xuân Thọ Huyện Xuân Lộc – Tỉnh Đồng Nai
Ngày 15/7 Mậu Tý 2008 – PL.2552
Sơn Nhân cẩn bút


 


Mục Lục:
Thay Lời Tựa
Phẩm Tựa Yếu Nghĩa
Phẩm Phương Tiện Yếu Nghĩa
Phẩm Thí Dụ Yếu Nghĩa
Phẩm Tín Giải Yếu Nghĩa
Phẩm Dược Thảo Dụ Yếu Nghĩa
Phẩm Thọ Ký Yếu Nghĩa
Phẩm Hóa Thành Dụ
Phẩm Ngũ Bá Đệ Tử Thọ Ký Yếu Nghĩa
Phẩm Thọ Học Vô Học Nhơn Ký Yếu Nghĩa
Phẩm Pháp Sư Yếu Nghĩa
Phẩm Hiện Bửu Tháp Yếu Nghĩa
Phẩm Đề Bà Đạt Đa Yếu Nghĩa
Phẩm Trì Yếu Nghĩa
Phẩm An Lạc Hạnh Yếu Nghĩa
Phẩm Tùng Địa Dũng Xuất Yếu Nghĩa
Phẩm Như Lai Thọ Lượng Yếu Nghĩa
Phẩm Phân Biệt Công Đức Yếu Nghĩa
Phẩm Tùy Hỷ Công Đức Yếu Nghĩa
Phẩm Pháp Sư Công Đức Yếu Nghĩa
Phẩm Thường Bất Khinh Yếu Nghĩa
Phẩm Như Lai Thần Lực Yếu Nghĩa
Phẩm Chúc Lụy Yếu Nghĩa
Phẩm Dược Vương Bồ Tát Bổn Sự Yếu Nghĩa
Phẩm Diệu Âm Bồ Tát Yếu Nghĩa
Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Yếu Nghĩa
Phẩm Đà La Ni Yếu Nghĩa
Phẩm Diệu Trang Nghiêm Vương Bổn Sự Yếu Nghĩa
Phẩm Phổ Hiền Khuyến Phát Yếu Nghĩa
Phần Kết


 
thông tin cuối bài viết 2
 
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây