094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

VÃNG SANH TỊNH ĐỘ LUẬN GIẢNG KÝ - ĐẠI SƯ ẤN THUẬN VÃNG SANH TỊNH ĐỘ LUẬN GIẢNG KÝ - ĐẠI SƯ ẤN THUẬN Tác Giả: Đại Sư Ấn Thuận - Đàm Loan
Dịch: Thích Nhất Chân
NXB: Tôn Giáo
Số Trang: 336 Trang
Hình Thức: Bìa Mềm
Khổ: 14x20cm
Năm XB: 2007
Độ Dày: 1,5cm
VSTD SÁCH VỀ LUẬN 50.000 đ Số lượng: 1000000 Quyển
  • VÃNG SANH TỊNH ĐỘ LUẬN GIẢNG KÝ - ĐẠI SƯ ẤN THUẬN

  •  1539 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: VSTD
  • Giá bán: 50.000 đ

  • Tác Giả: Đại Sư Ấn Thuận - Đàm Loan
    Dịch: Thích Nhất Chân
    NXB: Tôn Giáo
    Số Trang: 336 Trang
    Hình Thức: Bìa Mềm
    Khổ: 14x20cm
    Năm XB: 2007
    Độ Dày: 1,5cm


Số lượng
                                     VÃNG SANH TỊNH ĐỘ LUẬN GIẢNG KÝ
                                      VÔ LƯỢNG THỌ KINH ƯU BÀ ĐỀ XÁ
                                               NGUYỆN SINH KỆ CHÚ
                                               LƯỢC LUẬN TỊNH ĐỘ



LỜI TỰA
Tịnh Độ không phải chỉ là lý tưởng của Tịnh Độ Tông, mà còn là khuôn mẫu lý tưởng chung cho mọi tông phái của Đại thừa Phật giáo nữa. Người ngoài cũng như Phật tử nói chung, thường bị quan niệm thanh tịnh cá nhân (tức lý tưởng của Tiểu Thừa) ám ảnh đến mức độ như tin chắc rằng Phật giáo chỉ là con đường để thanh tịnh cá nhân đến mức tuyệt đối hoàn hảo. Đại thừa bị nghi ngờ là hậu sinh và bị pha trộn đủ thứ lệch lạc trong đó. Thậm chí có người còn cho Đại Thừa không phải là Phật giáo mà chỉ là một nỗ lực của ngoại đạo để phá hoại Phật giáo “nguyên thủy” chính thống. lý do chẳng qua  là vì Đại thừa hoàn toàn đượm mùi vị tôn giáo tập thể, phản ngược lại với chất vị cá nhân tuyệt đối trong sạch của Tiểu thừa “nguyên thủy”.


 
vãng sanh tịnh độ luận giảng ký


Một sự thẩm xét thấu đáo về Đại Thừa sẽ cho thấy rằng những ám ảnh trên là hoàn toàn sai lầm. Lịch sử Phật giáo cũng chứng thật rõ ràng là Đại thừa không hề  tiếp tay cho ngoại đạo. Trước sau Đại thừa vẫn là Đại thừa và hòan toàn là Phật giáo. Đại thừa cũng không hề xóa bỏ con đường thanh tịnh của cá nhân, trái lại sự thanh tịnh ấy, đối với Đại Thừa, lại chính là chân  lý tuyệt đối phổ biến khắp mọi nơi và mọi loài. Đại thừa có thể nói với Tiểu thừa rằng: “Chúng ta chẳng có gì khác nhau, chẳng qua anh cá nhân còn tôi tập thể mà thôi. Tất cả mọi nỗ lực của tôi lảm để thành tựu sự thanh tịnh cho tất cả chúng sanh. Anh tôn thờ Phật như  một cá nhân hoàn toàn thanh tịnh, tôi tôn thờ Phật như một pháp thân thanh tịnh biến khắp không gian thời gian, mà mỗi vị Phật xuất hiện trong đời chỉ là một hiện thân cá nhân của pháp thân thanh tịnh ấy mà thôi. Anh thực hiện sự thanh tịnh viên mãn để Niết Bàn hóa toàn thể hiện hữu  của cá nhân anh, tôi thực hiện sự thanh tịnh viên mãn cho toàn thể chúng sinh để Tịnh Độ hóa tòan thể vũ trụ…”

Tóm lại, theo Đại Thừa, cái chân lý viên mãn mà đức Phật giác ngộ ra không phải Tiểu thừa mà cũng chẳng phải Đại thừa, không phải ngoại đạo cũng chẳng phải Phật giáo. Nó vốn cứu cánh thanh tịnh tuyệt đối dứt mọi ngôn ngữ và tư tưởng. Tuy thế nó lại là nền tảng duy nhất cho toàn thể mọi xu hướng hiện hữu. Nó là tất cả, là toàn thể. Song không phải vì thế mà cái gì  cũng là Phật giáo được. Cái tính chất ‘là tất cả” của chân lý này, Phật giáo không hề chịu chia sẻ chung với Ấn Độ giáo. Cái nguyên lý ‘là tất cả” này là nguyên lý sự giác ngộ của Đức Phật, chứ không phải nguyên lý của một năng lực huyền bí bao trùm khắp vũ trụ, mà loài người cứ tha hồ võ đoán là thần lực hay Thượng Đế…nói cách khác cái nguyên lý “là tất cả này” đã được giác ngộ hóa cũng như thanh tịnh hóa, thế nên toàn thể vũ trụ, tất cả các pháp, đều là giác ngộ, đều là thanh tịnh, đều là Phật pháp… Những sự hiểu lầm về Tịnh Độ cần phải được tẩy rửa  đi, lòng tin vào Tịnh Độ cần phải được thành lập, trước khi chúng ta có thể đặt bước vào con đường Đại Thừa Bồ tát Đạo.


GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ẤN THUẬN ĐẠI SƯ (1906 - 2005)
Ấn Thuận Đại sư người huyện Hải Ninh, tỉnh Triết Giang, sinh năm 1906. Ngày 11 tháng mười năm 1930 (Dân Quốc 19) được lão hòa thượng Thanh Niệm trụ trì Phước Tuyền Am tại Phổ Đà Sơn thế độ cho, đặt pháp danh là Ấn Thuận, hiệu Thanh Chánh. (Việc xuất gia của Ấn Thuận là do sự đồng ý, chỉ thị của Dục Sơn Thượng Nhân, giới huynh của Thái Hư Đại sư). Cuối tháng mười 1930 (Dân Quốc 19), đến Thiên Đồng Tự thọ giới. Giới Hòa thượng (Hòa thượng đàn đầu) là Viên Anh Lão Pháp sư. Tháng 2, 1931 (Dân Quốc 20, ngài 26 tuổi) được sự đồng ý của tiên sư, Ấn Thuận đến Mân Nam Phật học viện, chùa Nam Phổ Đà ở Hạ Môn cầu pháp. Vào học lớp sơ cấp, mùa hạ chưa hết lại bị bệnh. Từ đó không khôi phục tinh thần lại được bình thường, cơ thể suy yếu nhiều.

Đầu tháng tám, đại diện cho viện trưởng Đại Tỉnh Pháp sư phái đến Dũng Tuyền Phật học viện ở Cổ sơn dạy học. Năm 1932 (Dân Quốc 21, ngài 27 tuổi), đầu học kỳ, Đại Tỉnh Pháp sư yêu cầu Ấn Thuận dạy lại chính lớp mà khi trước ngài (Ấn Thuận) vào học. Được ít lâu, Ấn Thuận bèn tự nghĩ: Mình phát tâm xuất gia vì cầu pháp. Học chưa đầy bốn tháng lại ở chính nơi đây làm giảng sư, thật chẳng biết tàm quý. Ở đây không thể đạt được nguyện vọng cầu pháp của mình, mình phải tự tìm cầu. Nghĩ thế, Ngài bèn biên thư về Phước Tuyền Am nhờ biên thư kêu ngài trở về gấp vì lý do khẩn.

Mùa hạ 1932 (27 tuổi), đến chùa Huệ Tế - núi Phật Đỉnh, ở Lầu Kinh đọc Đại Tạng. Ở đây được một năm rưỡi để đọc chương sớ của Tam Luận Tông. Tháng một 1934 (29 tuổi) lại đến Vũ Xương Phật học viện, tại đây lần đầu tiên được lễ kiến Thái Hư Đại Sư. Sau đó đi Nam Kinh, đến thăm Cổ đạo tràng của Tam Luận Tông. Trở lại Vũ Xương ở đấy nửa năm, đọc xong chương sớ của Tam Luận Tông, và sau đó trở lại núi Phật Đỉnh. Khoảng tháng 6, 7 nhận thư của Thái Hư Đại Sư và Thường Tinh Pháp Sư, viện trưởng đại học Mân Nam mời ngài đến Hạ Môn (Mân Nam Phật học viện). Đến Hạ Môn được nửa năm (1/1935, 30 tuổi), trở lại Thượng Hải, sau đó về Lầu Kinh ở núi Phật Đỉnh, duyệt tạng kinh đến mùa thu năm 1936 (Dân Quốc 25, 31 tuổi) đọc xong Đại tạng. Ấn Thuận Đại sư là một trong những hiện tại danh tăng lỗi lạc nhất hiện cư ngụ tại Đài Loan (Đài Trung). Tuy niên lạp đã cao nhưng ngài vẫn ngày đêm nghiên cứu thêm về Phật pháp, viết rất nhiều tác phẩm Phật giáo. Ngoài những tác phẩm lẻ mà sau này được kết lại thành bộ Diệu Vân Tập, còn được biết thêm những tác phẩm của ngài như:

 1/ Nguyên Thủy Thánh điển chi tập thành,
 2/ Đại thừa sơ kỳ Phật giáo, khởi nguyên dữ khai triển,
 3/ Như lai tạng chi nguyên cứu v.v…
(Theo "Hoa Vũ Hương Vân” của Ấn Thuận)


 
vãng sanh tịnh độ luận giảng ký 1


CHÍNH VĂN
Thế Tôn, con một lòng
quy mạng tận thập phương
Vô Ngại Quang Như Lai,
nguyện sinh nước An Lạc.
Con y Tu Đa La,
tướng công đức chân thật
nói nguyện kệ tổng trì,
cùng Phật giáo tương ưng.
Quán tướng thế giới kia,
hơn hẳn đường ba cõi.
Cứu cánh tựa hư không
rộng lớn không bờ bến.
Chính đạo đại từ bi,
thiện căn xuất thế sinh.
Quang minh sạch đầy đủ
như gương vành nhật nguyệt.
Đủ tính chất trân bảo,
gồm hết diệu trang nghiêm
Quang vô cấu rực rỡ
sáng sạch rọi thế gian
Cỏ công đức bằng báu
mềm mại chuyển trái phải,
chạm vào sinh thắng lạc
hơn Ca Chiên Lân Đà.
Hoa báu ngàn vạn loại
che khắp suối ao hồ,
gió thoảng lay hoa lá
quang giao thoa loạn chuyển.
Cung điện cùng lầu gác
thấy không ngại mười phương,
cây tạp đủ quang sắc,
lan can báu giáp vòng.
Vô lượng báu giao nhau
hư không tràn lưới võng,
Đủ loại linh vang hưởng
ngân nga âm diệu pháp.
Mưa hoa, y trang nghiêm
vô lượng hương huân khắp.
Mặt trời Phật huệ sáng
Sạch trừ thế ám si.
Phạm thanh nói vang xa
Vi diệu vọng mười phương.
A Di Đà chính giác
Pháp vương khéo giữ trì.
Như Lai tịnh hoa chúng
Hóa sinh hoa chính giác.
Yêu thích Phật pháp vị
Thiền tam muội món ăn.
Dứt lìa thân tâm não
Thường thọ lạc không ngưng.
Đại thừa thiện căn giới,
bằng, không danh xấu xa:
người nữ và căn khuyết,
giống nhị thừa chẳng sinh
Chúng sinh bao ước muốn,
tất cả đều đầy đủ.
Nên con nguyện vãng sinh
nước Phật A Di Đà.
Vô lượng vua báu lớn,
đài hoa sạch vi diệu.
Tướng đẹp rạng một tầm,
sắc tượng vượt quần sinh.
Như Lai tiếng vi diệu,
âm phạm vọng mười phương.
Đồng đất, nước, lửa, gió,
hư không, không phân biệt.
Chúng trời, người bất động,
biển trí thanh tịnh sinh.
Như Tu Di núi chúa
thắng diệu không gì hơn.
Trời, người, trượng phu chúng,
chiêm ngưỡng kính vây quanh.
Quán Phật bổn nguyện lực
Gặp không uổng qua không,
khiến được mau đầy đủ
Biển lớn công đức báu.
Nước An Lạc thanh tịnh
thường chuyển vô cấu luân,
hóa Phật, Bồ Tát nhật,
như Tu Di trụ trì.
Vô cấu quang trang nghiêm,
mỗi niệm và mỗi thời,
chiếu khắp các Phật hội,
lợi ích các quần sinh.
Nào mưa nhạc trời, hoa,
y, diệu hương… cúng dường,
khen công đức chư Phật,
không có phân biệt tâm.
Những thế giới nào không
Phật, Pháp, công đức bảo,
con đều nguyện vãng sinh
hiển Phật, Pháp như Phật.
Con làm luận nói kệ
Nguyện gặp Phật Di Đà
Cùng khắp các chúng sinh
Sinh về An Lạc quốc.

Các câu cú thuộc Tu Đa La (về) Vô Lượng Thọ, con đã dùng kệ tụng (để) nói tổng quát xong. Luận rằng: các kệ này (muốn) nói lên nghĩa gì? Vì (muốn) quán thế giới An Lạc, (muốn) gặp Phật A Di Đà, (muốn) nguyện sinh (về cõi) nước kia. Làm sao quán? Làm sao sinh tín tâm? Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân, người nào tu “năm niệm môn” thành tựu, rốt cuộc sẽ được sinh về nước An Lạc, gặp Phật A Di Đà kia.


 
vãng sanh tịnh độ luận giảng ký 2


Những gì là “năm niệm môn”? Một là lễ bái môn, hai là tán thán môn, ba là tác nguyện môn, bốn là quán sát môn, năm là hồi hướng môn. Thế nào là lễ bái? Thân nghiệp lễ bái A Di Đà Như Lai Ứng Cúng Chính Biến Tri, do vì ý muốn sinh về nước kia. Thế nào là tán thán? Xưng danh của Như Lai kia, (đúng) như trí tướng quang minh của Như Lai kia, (đúng) như danh (và) nghĩa kia, vì muốn như thật tu hành (cho được) tương ưng.

Thế nào là tác nguyện? Tâm thường tác nguyện: một lòng chuyên niệm rốt cuộc (sẽ) vãng sinh về nước An Lạc, bởi muốn như thật tu hành Sa ma tha vậy. Thế nào là quán sát? (Dùng) trí tuệ quán sát, chính niệm quán (nước) kia, bởi muốn như thật tu hành Tỳ bà xá na vậy. Quán sát (cõi nước) kia có ba loại. Những gì là ba loại? Một là quán sát (sự) trang nghiêm (do) công đức của cõi nước Phật kia.


 
vãng sanh tịnh độ luận giảng ký 3


Hai là quán sát (sự) trang nghiêm (do) công đức của Phật A Di Đà. Ba là quán sát (sự) trang nghiêm (do) công đức của các Bồ Tát. Thế nào là hồi hướng? Không bỏ tất cả các chúng sinh khổ não, tâm thường tác nguyện, hồi hướng làm đầu, do (để) thành tựu đại bi vậy. Thế nào là quán sát (sự) trang nghiêm (do) công đức của cõi nước Phật kia? Do thành tựu (năng) lực không thể suy lường, do y như tính (chất) của báu Ma Ni Như Ý, (vốn là) tương tợ tương đối pháp. Quán sát (sự) trang nghiêm (do) công đức của cõi nước của Phật kia gồm có 17 sự cần phải biết. Thế nào là 17?

- một là (sự) thành tựu (của) công đức (về) thanh tịnh,
- hai là (sự) thành tựu (của) công đức (về) lượng,
- ba là (sự) thành tựu (của) công đức (về) tính,
- bốn là (sự) thành tựu (của) công đức (về) hình tướng,
- năm là (sự) thành tựu (của) công đức (về) đủ loại sự,
- sáu là (sự) thành tựu (của) công đức (về) diệu sắc,
- bảy là (sự) thành tựu (của) công đức (về) xúc,
- tám là (sự) thành tựu (của) công đức (về) trang nghiêm,
- chín là (sự) thành tựu (của) công đức (về) mưa,
- mười là (sự) thành tựu (của) công đức (về) quang minh,
- mười một là (sự) thành tựu (của) công đức (về) thanh,
- mười hai là (sự) thành tựu (của) công đức (về) chủ,
- mười ba là (sự) thành tựu (của) công đức (về) quyến thuộc,
- mười bốn là (sự) thành tựu (của) công đức (về) thọ dụng,
- mười lăm là (sự) thành tựu (của) công đức (về) không có các nạn,
- mười sáu là (sự) thành tựu (của) công đức (về) đại nghĩa môn,
- mười bảy là (sự) thành tựu (của) công đức (về) tất cả các sở cầu.

(Sự) thành tựu (của) công đức (về) thanh tịnh là do kệ rằng: “Quán tướng thế giới kia, hơn hẳn đường ba cõi”.
(Sự) thành tựu (của) công đức (về) lượng là do kệ rằng: “Cứu cánh tựa hư không, rộng lớn không bờ bến”.
(Sự) thành tựu (của) công đức (về) tính là do kệ rằng: “Chính đạo đại từ bi, thiện căn xuất thế sinh”.
(Sự) thành tựu (của) công đức (về) hình tướng là do kệ rằng: “Quang minh sạch đầy đủ, như gương vành nhật nguyệt”.
(Sự) thành tựu (của) công đức (về) đủ loại sự là do kệ rằng: “Đủ tính chất trân bảo, gồm hết diệu trang nghiêm”.
(Sự) thành tựu (của) công đức (về) diệu sắc là do kệ rằng: “Quang vô cấu rực rỡ, sáng sạch rọi thế gian”.
(Sự) thành tựu (của) công đức (về) xúc là do kệ rằng: “Cỏ công đức bằng báu, mềm mại chuyển trái phải, chạm vào sinh thắng lạc, hơn ca chiên lân đà”.
(Sự) thành tựu (của) công đức (về) trang nghiêm gồm có ba loại cần phải biết. Những gì là ba? Một là nước, hai là đất, ba là hư không.
Trang nghiêm (về) nước là do kệ rằng: “Hoa báu ngàn vạn loại, che khắp suối ao hồ, gió thoảng lay hoa lá, quang giao thoa loạn chuyển”.
Trang nghiêm (về) đất là kệ rằng: “Cung điện cùng lầu gác, thấy không ngại mười phương, cây tạp đủ quang sắc, lan can báu giáp vòng”.
Trang nghiêm (về) hư không là do kệ rằng: “Vô lượng báu giao nhau, hư không tràn lưới võng, đủ loại linh quang hưởng, ngân nga âm diệu pháp”.
(Sự) thành tựu (của) công đức (về) mưa là do kệ rằng: “Mưa hoa, y, trang nghiêm, vô lượng hương huân khắp”.
(Sự) thành tựu (của) công đức (về) quang minh là do kệ rằng: “Mặt trời Phật huệ sáng, sạch trừ thế ám si”.
(Sự) thành tựu (của) công đức (về) diệu thanh là do kệ rằng: “Phạm thanh nói vang xa, vi diệu vọng mười phương”.
(Sự) thành tựu (của) công đức (về) chủ là do kệ rằng: “A Di Đà chính giác, Pháp Vương khéo giữ trì”.
(Sự) thành tựu (của) công đức (về) quyến thuộc là do kệ rằng: “Như Lai tịnh hoa chúng, hóa sinh hoa chính giác”.
(Sự) thành tựu (của) công đức (về) thọ dụng là do kệ rằng: “Yêu thích Phật pháp vị, thiền tam muội món ăn”.
(Sự) thành tựu (của) công đức (về) không có các (tai) nạn là do kệ rằng: “Lìa dứt thân tâm não, thường thọ lạc không ngưng”.
(Sự) thành tựu (của) công đức (về) đại nghĩa môn là do kệ rằng: “Đại thừa thiện căn giới, bằng, không danh xấu xa, người nữ và căn khuyết, giống nhị thừa không sinh”. Quả báo Tịnh Độ lìa hai loại lỗi xấu xa cần phải biết: một là thể, hai là danh. Thể có ba loại: một là người nhị thừa, hai là người nữ, ba là người không đầy đủ các căn. Không ba lỗi lầm ấy, gọi là lìa (sự) xấu xa (về) thể”.

Danh cũng gồm ba loại: là do không những không có ba thể, mà cho đến còn không nghe đến tên của ba loại nhị thừa, người nữ và không đủ các căn (kia), nên gọi là “lìa (sự) xấu xa (về) danh”. Bằng là do bằng nhau một tướng.

(Sự) thành tựu (của) công đức (về) tất cả các cầu mong là do kệ rằng: “ Chúng sinh bao ước muốn, tất cả đều đầy đủ”. Lược nói (xong) về 17 loại công đức (dùng) trang nghiêm cõi nước của Phật A Di Đà kia do hiện bày (ra) sự thành tựu của lực đại công đức lợi ích (cho) tự thân của Như Lai và sự thành tựu của công đức lợi ích (cho) người khác. Sự trang nghiêm cõi của Phật Vô Lượng Thọ kia (là) cảnh giới (vi) diệu (thuộc) đệ nhất nghĩa đế. Mười sáu câu và một câu tuần tự nói (ra), cần phải biết.

Thế nào là quán (sự) thành tựu (về) trang nghiêm (do) công đức (thuộc về) Phật? Quán (sự) thành tựu trang nghiêm công đức (thuộc về) Phật gồm có tám loại cần biết. Những gì là tám loại? Một là trang nghiêm tòa, hai là trang nghiêm thân, ba là trang nghiêm khẩu, bốn là trang nghiêm tâm, năm là trang nghiêm chúng, sáu là trang nghiêm thượng thủ, bảy là trang nghiêm chủ, tám là trang nghiêm không uổng làm trụ trì…


 


MỤC LỤC:
Lời Tựa
Giới Thiệu Sơ Lược Về Ấn Thuận Và Đàm Loan Đại Sư
Tịnh Độ Luận
Vãng Sanh Tịnh Độ Luận Giảng Ký
Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Bà Đề Xá
Nguyện Sinh Kệ Chú
  • Quyển Thượng
  • Quyển Hạ
Lược Luận An Lạc Tịnh Độ Nghĩa


 
thông tin cuối bài viết
 
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây