HỎI ĐÁP TRỢ NIỆM KHI LÂM CHUNG - PHÁP SƯ TỊNH KHÔNGGiảng: Pháp Sư Tịnh Không Nhà Xuất Bản: Hồng Đức Số Trang: 226 Trang Hình Thức: Bìa Mềm Khổ Sách: 14,5x20,5cm Năm Xuất Bản: 2018 Độ Dày: 1,1cmTK01PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG50.000đSố lượng: 97 Quyển
HỎI ĐÁP TRỢ NIỆM KHI LÂM CHUNG - PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG
Trích “Chương 1 – Tầm Quan Trọng Và Ý Nghĩa Của Việc Trợ Niệm”: 1- Trợ niệm là gì? Tại sao phải trợ niệm? Những ai cần phải trợ niệm? Trợ niệm nghĩa là gì? Là để giúp cho những người chưa rành niệm Phật. Vậy người rành niệm Phật cần gì phải nhờ người niệm giúp, cứ tự tại vãng sanh, muốn đi lúc nào thì đi lúc ấy, cần gì người khác niệm giúp. Người chưa thuần thục thì thường ngày tín tâm, nguyện tâm lúc có lúc không. Cho nên khi lâm chung rất dễ bị mê lầm, điên đảo, tham luyến tình thân, tài sản sự nghiệp. Khi lâm chung mà còn nghĩ đến nó, coi như xong rồi. Khi lâm chung có được bạn đạo niệm Phật giúp họ cảnh tỉnh, chính là để khi lâm chung, họ quyết không quên câu niệm Phật. Quả nhiên khi nghe được câu niệm Phật này, họ cũng sẽ nghĩ đến Đức Phật A Di Đà. Được vậy họ sẽ rất may mắn, họ sẽ được vãng sanh.
Khi lâm chung muốn thật sự buông bỏ thì nhất định phải nhờ vào sự trợ duyên. Khi lâm chung có được thiện tri thức cảnh tỉnh. Bạn thử nghĩ xem, sắp chết rồi có mang theo được cái gì đâu, thôi kệ bỏ đi. Được vậy mới có thể thành công. Nếu không có thiện tri thức cảnh tỉnh thì bạn vẫn còn vướng víu và coi như cả đời niệm Phật này kể như uổng phí, bạn không đi nổi đâu. Việc trợ niệm khi lâm chung rất là quan trọng. Niệm Phật khi lâm chung thấy Phật đến tiếp dẫn nhưng phải có sức công phu mới được. Nếu không có sức công phu thì khi lâm chung vẫn có một số oán thân trái chủ hiện ra như xưa. Chính vì duyên cớ này, việc trợ niệm cho người lâm chung rất là quan trọng. Trợ niệm tức là giúp họ sanh khởi chánh niệm, ý nghĩa của hai chữ trợ niệm chính là ở chỗ này. Giúp họ đừng để cho quên niệm Phật. Cho nên thời khắc lâm chung là thời khắc quan trọng nhất. Bất cứ nghi thức nào cũng không cần cả.
2- Việc trợ niệm khi lâm chung có phải là rất quan trọng không? Lịch đại chư vị tổ sư đều nói việc này rất là quan trọng. Việc trợ niệm là giúp một người vãng sanh sang thế giới Cực Lạc, chính là làm Phật, hay nói một cách khác, trợ niệm tức là giúp một người thành Phật. Bạn thử nghĩ xem công đức này lớn biết bao! Chúng ta hãy suy nghĩ theo tình lý, nếu như bạn giúp cho nhiều người niệm Phật vãng sanh, còn đến khi mình lâm chung công phụ dù có kém một chút cũng không hề gì. Nhiều người vãng sanh như vậy ở thế giới Cực Lạc sẽ mời Đức Phật A Di Đà: Chúng ta được vãng sanh là nhờ ở nơi họ, bây giờ phải nhờ Đức Phật A Di Đà cùng đi tiếp dẫn. Bạn nghĩ có được không? Được chứ! Chuyện này ai cũng vậy mà thôi. Cho nên thường ngày chúng ta giúp người khác, giúp họ vãng sanh quan trọng hơn bất cứ việc gì.
3- Tại sao có rất nhiều đoàn niệm Phật đều đề xướng việc trợ niệm? Cộng thêm việc thắp hương, gõ khánh, trợ xưng danh hiệu Phật chính là niệm Phật. Cho nên việc trợ niệm khi lâm chung, người trợ niệm muốn tu công đức thì đây là công đức đệ nhất. Bạn giúp cho người này vãng sanh, chính là giúp họ thành Phật. Các vị thử nghĩ xem, việc độ chúng sanh thù thắng nhất chính là độ họ thành Phật. Họ đã thực sự là Phật rồi thì bạn ngay trong đời này đã làm được một đại nhân duyên. Bạn giúp một người thành Phật, rất là cừ khôi! Bồ Tát Đại Từ dạy rất hay: “Nếu bạn có thể giúp hai người vãng sanh, thì còn tinh tấn hơn chính mình tu. Nếu bạn giúp cho mười mấy người vãng sanh thì phước báo của bạn vô lượng.” Còn việc vãng sanh của mình sau này thì quả thật bạn đã nắm chắc trong tay rồi. Nếu bạn giúp được hơn một trăm người vãng sanh, thì theo như lời Bồ Tát Đại Từ, bạn chính là Bồ Tát thật sử Cho nên có rất nhiều đoàn thể niệm Phật đều có tổ chức đoàn trợ niệm. Đây là việc tốt, đáng được đề xướng. Việc này rất có lợi ích. Đối với những người niệm Phật, công phu chưa được thành thực, có lợi ích rất lớn, có sự trợ giúp rất lớn!
4- Việc trợ niệm phải được bắt đầu từ khi nào? Nếu con người ta đang bị bệnh nặng, đang trong tình trạng nguy kịch nhưng đầu óc rất tỉnh táo. Đây chính là lúc giúp họ niệm Phật. Sau khi họ tắt thở rồi, việc trợ niệm tốt nhất là nên liên tục suốt mười hai tiếng đồng hồ. Chí ít đi nữa cũng phải niệm giúp họ tám tiếng đồng hồ. Nếu người bệnh đang ở nhà, thì niệm Phật ở nhà. Nếu họ vãng sanh ở bệnh viện thì mình phải trợ niệm ở bệnh viện. Trợ niệm vào lúc người bệnh chưa tắt thở. Đây là thời khắc quan trọng nhất. Có được thiện tri thức quan tâm bên họ, quan tâm vì điều gì? Quan tâm đừng để họ mất đi chánh niệm. Chánh niệm là nhất tâm cùng niệm Phật với mọi người, toàn tâm toàn ý cầu sanh Tịnh Độ.
5- Lão Pháp sư có dạy: Đến đó kinh điển, chủ vãng sanh thảy đều không cần, chỉ cần niệm một câu A Di Đà Phật. Vậy con xin hỏi lúc đó là lúc nào? Lúc lâm chung vãng sanh, cho đến khi vãng sanh tám tiếng đồng hồ, hoặc là mười, mười hai tiếng. Đến lúc này chỉ cần một câu niệm Phật, không cần bất cứ thứ gì khác nữa. Lúc người ta đã bị bệnh nặng, cũng chỉ cần có một câu niệm Phật, tất cả những kinh, chú thảy đều không cần. Để họ chuyên tâm vào một câu niệm Phật thì có thể vãng sanh được. Không nên nói chuyện phiếm, không nên để họ có tạp niệm. Câu niệm Phật này có tác dụng cảm ứng đạo giao với thế giới Cực Lạc, với Đức Phật A Di Đà.
6- Phải niệm bao lâu mới được cho là an toàn? Theo như trong kinh dạy, thì sau khi con người tắt thở, thường là khoảng tám tiếng đồng hồ, thần thức mới ra khỏi thân xác. Tuy đã tắt thở tám tiếng đồng hồ rồi, nhưng thần thức vẫn chưa đi hẳn, lúc này mà niệm Phật cho họ thì cảm ứng của họ rất mãnh liệt và việc giúp họ rất thù thắng. An toàn nhất là, có người tám tiếng đồng hồ thần thức vẫn chưa đi hẳn, nên niệm từ mười hai đến hai mươi bốn tiếng là tốt nhất. Tốt nhất là niệm mười bốn tiếng.
7- Thông thường sau khi con người vãng sanh hai mươi bốn tiếng đồng hồ thì thần thức sẽ rời khỏi thân xác, nhưng có vị cư sĩ quá hai mươi bốn tiếng đồng hồ rồi mà cơ thể vẫn còn nóng. Gặp trường hợp này chúng con có nên tăng thời gian trợ niệm không? Đúng vậy. Phải tăng thêm thời gian trợ niệm. Cơ thể họ còn nóng chính là chứng minh A lại da thức của họ chưa rời khỏi xác. Việc thần thức rời khỏi cơ thể, thực sự mà nói, thời gian dài ngắn của mỗi người khác nhau, nhưng thông thường đa số là tám tiếng đồng hồ thì rời khỏi. Người học Phật chúng ta vì sự an toàn, tốt nhất là nên kéo dài từ mười hai tiếng đồng hồ trở lên. Được vậy thì an toàn hơn Khi thần thức rời khỏi thân xác, cơ thể họ đều lạnh buốt, nếu như khi nào mà còn hơi ấm thì khi đó thần thức chưa ra khỏi thân xác. Cho nên thời gian chúng ta niệm Phật có thể kéo dài thêm.
8- Các huynh đệ đồng môn Tịnh Độ vãng sanh, sau khi trợ niệm mười hai tiếng đồng hồ rồi, quan lại nhà hai hoặc ba ngày mới an táng, hoặc hỏa táng. Xin cho con hỏi mình có cần tiếp tục trợ niệm cho họ hay không? Quàn lại cho họ hai ngày thì mình niệm cho họ hai ngày, quàn lại ba ngày thì mình niệm ba ngày. Trong suốt thời gian đợi an táng hay hỏa táng, thì không nên dừng nghỉ việc niệm Phật. Đây là tự lợi, lợi tha.
9- Trong khoảng thời gian vãng sanh bốn mươi chín ngày, chúng ta có cần tiếp tục trợ niệm không? Cần chứ! Sau bốn mươi chín ngày, tốt nhất là không nên ngừng niệm Phật, cho dù là người vãng sanh có công phu niệm Phật thành thục hoặc là niệm Phật đến nhất tâm bất loạn. Trong bốn mươi chín ngày này, niệm Phật hồi hướng cho họ nhất định giúp họ tăng cao phẩm vị. Nếu như người này, bản thân không có sức niệm thì không thể vãng sanh được, họ sẽ thọ sanh vào sáu đường, và công đức niệm Phật này có thể giúp họ tránh đọa vào ba đường ác, họ sẽ vãng sanh vào đường lành, rồi trong cõi lành đó tăng trưởng phước huệ. Đây là dịp tốt, là lợi ích thiết thực, cho nên lúc niệm Phật chúng ta phải thành tâm thành ý.Chúng ta lấy ví dụ, một người khi còn sống không niệm Phật, chưa từng biết đến đạo Phật, sau khi chết bốn mươi chín ngày, do dựa vào sức trợ niệm rất thù thắng nên họ cảm nhận được và cũng niệm theo. Lại có thể suốt đến mãn kỳ, ngày thứ bốn mươi chín là mãn kỳ, thời điểm trọn bốn mươi chín ngày họ đã thật sự vãng sanh rồi. Đây chính là thân trung ấm, họ có thể nghe theo đại chúng. Tuy họ mất rồi nhưng thường thì chúng ta nói là linh hồn chưa mất hẳn, họ vẫn có thể theo đạo tràng chúng ta cùng tu. Về việc này chúng ta không có chút gì hoài nghi.
10- Loài súc sanh chết rồi, chúng ta phải xử lý thế nào đây? Có cần phải trợ niệm mười hai tiếng đồng hồ mới được di chuyển hay không? Đức Phật dạy chúng ta, con người sau khi chết rồi, chí ít là tám tiếng đồng hồ không nên di động, vì thần thức của họ chưa đi. Vì vậy chúng ta thử nghĩ, thường thì loài súc sanh, nhất là loài động vật nhỏ, loài càng nhỏ thì càng đi mau, giống như những loài muỗi, mòng, kiến, gián, những loài nhỏ nhít, bò, bay, máy, cựa, bạn nên niệm Phật cho nó mười mấy phút, nhiều hơn thì nửa tiếng đồng hồ là đủ rồi. Còn nếu như loài lớn như trâu, bò, heo, chó thì bạn niệm cho chúng một tiếng đồng hồ là cũng được rồi, không cần phải niệm mười hai tiếng đồng hồ…
Mục Lục: Tiểu Sử Pháp Sư Tịnh Không Chương 1: Tầm Quan Trọng Và Ý Nghĩa Của Việc Trợ Niệm Chương 2: Thời Cơ Trợ Niệm Và Dấu Hiệu An Toàn Chương 3: Cách Thức Xử Lý Và Những Điều Cần Chú Ý Khi Lâm Chung Chương 4: Nội Dung Và Phương Pháp Trợ Niệm Chương 5: Số Người Trợ Niệm Và Cách Sắp Đặt Chương 6: Các Bảo Pháp Có Liên Quan Cần Phải Sắp Đặt Khi Trợ Niệm Chương 7: Nội Dung Và Thời Điểm Khai Thị Khi Lâm Chung Chương 8: Hiệu Quả Của Việc Trợ Niệm Và Thái Độ Nên Có Chương 9: Ý Nghĩa Ấm Thân Và Cách Thức Cứu Độ Chương 10: Cách Thức Tạo Phước Cho Người Mất Trong Thời Gian Thọ Thân Trung Ấm Và Sau Này Chương 11: Vãng Sanh Và Điềm Lành Chương 12: Tầm Ảnh Hưởng Của Việc Giúp Trợ Niệm Đối Với Bản Thân Chương 13: Lâm Chung Tự Tại Vãng Sanh Và Loại Trừ Chướng Ngại Chương 14: Thành Lập Đoàn Trợ Niệm Và Lợi Ích Đối Với Người Chết Chương 15: Những Vấn Đề Khác