094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

TỊNH TÔNG NHẬP MÔN - PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG TỊNH TÔNG NHẬP MÔN - PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG Giảng: Pháp Sư Tịnh Không
Nhà Xuất Bản: Tôn Giáo
Số Trang: 106 Trang
Hình Thức: Bìa Mềm
Khổ Sách: 14x20cm
Năm Xuất Bản: 2010
Độ Dày: 0,5cm
TTNM PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG 25.000 đ Số lượng: 9 Quyển
  • TỊNH TÔNG NHẬP MÔN - PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

  •  1969 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: TTNM
  • Giá bán: 25.000 đ

  • Giảng: Pháp Sư Tịnh Không
    Nhà Xuất Bản: Tôn Giáo
    Số Trang: 106 Trang
    Hình Thức: Bìa Mềm
    Khổ Sách: 14x20cm
    Năm Xuất Bản: 2010
    Độ Dày: 0,5cm


Số lượng
 
Trích “Tịnh Tông Nhập Môn”:
(Lão Pháp Sư Tịnh Không giảng tại Dallas, 1996 – Ngô Chân Độ ghi chép lại)
Kính thưa chư vị đồng tu! Trong buổi giảng kinh ở Los Angeles và San Jose có rất nhiều vị đồng tu lại gặp tôi và nói đến chuyện công phu tu học không được đắc lực, chúng ta không thể gặt hái được những công đức và lợi ích thù thắng mà đức Phật nói trong kinh. Nguyên nhân chánh là ở chỗ nào? Lần này tuy thời gian chúng ta tựu hội rất ngắn nhưng tôi nghĩ trong ba ngày hôm nay chúng ta nên thảo luận về vấn đề này.

 
tịnh tông nhập môn 1 min


A. Tại Sao Chúng Ta Tu Theo Pháp Môn Tịnh Độ?
Mục đích thứ nhất của chúng ta khi tu học Phật Pháp đương nhiên là để liễu thoát sanh tử luận hồi, ra khỏi tam giới. Đây là một vấn đề trọng đại, là “một đại sự nhân duyên” mà Phật nói trong kinh Pháp Hoa; Đức Thế tôn trong rất nhiều kinh luận Đại thừa không kể là trên lý luận hoặc phương pháp, không có chỗ nào không lấy đó làm mục tiêu tối hậu. Nhưng Phật pháp truyền đến ngày nay, y cứ theo cách ghi chép của người Trung Quốc đã trải qua ba ngàn năm, và theo cách tính của các nước khác thì cũng trên hai ngàn năm trăm năm. Pháp truyền qua thời gian dài như thế sẽ không tránh khỏi sanh ra tệ đoan.

 
tịnh tông nhập môn 2 min


Hiện nay là thời mạt pháp, hai ngàn năm trăm năm sau khi đức Phật Thích Ca diệt độ, căn tánh của chúng sanh trong thời đại này dĩ nhiên không giống với thời xưa, vì vậy có rất nhiều kinh luận và pháp môn không phải là không tốt, nhưng người hiện đại chúng ta tu học không được, thực hành cũng không được. Đến Y cứ theo lý luận và nguyên tắc của kinh điển đại thừa, không kể là tu học pháp môn nào, Hiển giáo, Mật giáo, Thiền tông, và Giáo hạ cũng vậy, tất cả đều phải đoạn dứt kiến tư phiền não mới có thể liễu thoát sanh tử. Cái gì là kiến tư phiền não? Nói một cách đơn giản ‘kiến là kiến giải sai lầm, cái nhìn không đúng đối với vũ trụ nhân sanh, đó gọi là ‘kiến phiền não’. “Tư" chỉ tư tưởng sai lầm và cách suy nghĩ không chính xác.
 
tịnh tông nhập môn 3


Phạm vi của ‘kiến tư quá rộng quá lớn. chỉ tư tưởng sai Trong kinh luận đức Phật đem vô lượng kiến tư phiền não quy nạp vô mười loại, đây là vì để thuận tiện thuyết pháp. Nói thiệt ra người hiện đại chúng ta không thể đoạn dứt được bất cứ thứ nào trong mười thứ kiến tư phiền não này; một thứ cũng đoạn không nổi, huống chi là mười thứ! Nếu đoạn không nổi phiền não thì tu học cả đời cũng không thể thành tựu. Đây không phải là khuyết điểm của một vài người mà là căn bịnh chung của mọi người hiện nay.
 
tịnh tông nhập môn 4


Chúng ta thấy trong quyển Niệm Phật Luận của Đàm Hư đại sư, ngài nói cả đời ngài gặp được hoặc nghe đến những người tham thiền đến mức đắc được Thiền định đã là rất ít, còn người tham thiền đến khai ngộ thì không những một đời chưa gặp, mà nghe cũng không nghe đến. Ở đây chỉ nêu lên một thí dụ để nói mà thôi. Nếu tham thiền mà không thể đại triệt đại ngộ và minh tâm kiến tánh thì không được kể là thành công. Công phu đắc được thiền định có sâu có cạn, công phu cạn thì sanh đến cõi trời Sơ Thiền, Nhị Thiền; công phu sâu thì sanh đến cõi trời Tam Thiền, Tứ Thiền. Cõi trời Tứ Thiền và Tứ Không cũng chưa thoát khỏi Thiên đạo, huống hồ những người đắc được thiền định là ‘lông phụng sừng lân (rất hiếm).

Điều này nói rõ chúng sanh trong thời mạt pháp phiền não tập khí quá nặng lại còn thêm hoàn cảnh ngoại duyên không thiện. Cái gì ‘không thiện”? Danh, văn, lợi, dưỡng, tài, sắc, danh, thực, và thùy (danh, văn, lợi, dưỡng, tiền tài, sắc đẹp, tiếng tăm, thức ăn ngon, và ngủ nghỉ) đều đang mê hoặc dụ dỗ. Bên trong có phiền não, bên ngoài có mê hoặc, bạn làm sao có thể thành tựu được? Huống chi trong lúc tu học, các đại đức hồi xưa có nhắc đến cái gọi là không lão thật’ (không thiệt tình không thật thà). Phân lượng của câu này rất nặng, rất nặng, ý nghĩa rất sâu rộng.

 
tịnh tông nhập môn 5


Chúng ta nghe xong không màn tới chỉ cười trừ rồi thôi, không coi trọng mà không hiểu được câu này đã nói trúng phóc yếu điểm của chúng ta. Tại sao không thiệt thà? Không tránh khỏi hai nguyên nhân, nếu nói theo kinh Phật thì là thiện căn mỏng, không có phước báo. Nếu dùng ngôn ngữ của người hiện đại mà nói là:

a. Chúng ta chưa hiểu rõ hoàn toàn nghĩa lý trong kinh điển.
b. Chúng ta chưa nếm đủ chuyện khổ và vị đắng cay trong thế gian!

Cho nên tu học không thành thật và làm hỏng chuyện thoát ly sanh tử trọng đại của dời mình. Như vậy làm thế nào để có thể đạt được sự lợi ích thù thắng của Phật pháp? Tu học như thế nào thì đời này chúng ta mới có thành tựu? Dây đều là sự mong mỏi của mỗi vị đồng tu. Nếu chúng ta có nguyện vọng như vậy, tâm nguyện này có thiệt là rất thiết tha không? Nếu thiệt đúng là có sự nhận thức như vậy, thiệt là có tâm nguyện thiết tha như vậy, thì trong kinh Phật gọi là ‘người giác ngộ. Người này thiệt đã giác ngộ!

Nếu chúng ta còn say đắm mơ mộng trong sanh tử, qua được ngày nào hay ngày đó, lấy tâm trạng này đi học Phật, vẫn trong vô minh mê hoặc như cũ mà không tỉnh thức (giác ngộ), tu học công phu như vậy làm sao có thể đắc lực được? Những năm gần đây quý vị nghe giảng kinh, hoặc đã nghe được từ băng video, hoặc có một số viết thành sách các vị đã đọc qua, chúng ta phải bắt dầu từ chỗ nào? Nhất định phải từ “Tam phước, Lục hòa’. Lục hòa không phải chỉ dành riêng cho dạo tràng của các vị xuất gia; nếu Lục hòa chuyên dành cho dạo tràng của các vị xuất gia vậy thì các vị tại gia làm sao có thể thành tựu được?

Chúng ta phải hiểu Lục hòa không phân biệt xuất gia và tại gia, cho nên nói Phật pháp là pháp bình đẳng. Đặc biệt là pháp môn Tịnh Độ, đức Phật A Di Đà đại từ đại bi có thể làm cho chúng sanh trong chín pháp giới đều bình đẳng thành Phật, trong thời mạt pháp muốn thành tựu được thì chỉ có pháp môn này thôi. Trong số những người niệm Phật có người đứng vãng sanh, có người ngồi vãng sanh, biết trước ngày giờ ra đi, không có bịnh khổ, chúng ta đều có chứng kiến tận mắt hoặc đã nghe nói đến. Pháp môn này được gọi là ‘Dị hành đạo” (đạo dễ thực hành). Cơ sở căn bản tu học của pháp môn này cũng chỉ là “Tam phước, Lục hòa’. Tôi nghĩ chúng ta ai cũng biết đến Tam phước, Lục hòa, ai cũng có thể nói được, nhưng đã làm được chưa? Chưa làm được thì không có ích lợi gì hết…


 
tịnh tông nhập môn 6 min
 


Giới Thiệu Đôi Nét Về Lão Hòa Thượng Tịnh Không:
Trong đời chúng ta sẽ gặp đủ dạng người, cách thức quen biết mỗi người cũng không hề giống nhau. Có một số người ảnh hưởng đến chúng ta nhẹ như lông hồng, nhưng có một số người ảnh hưởng đến chúng ta nặng như núi Thái Sơn. Hôm nay chúng ta cần biết một vị trưởng lão đại từ bi, đại trí tuệ, đã từng làm thay đổi một cách triệt để vận mạng và đời sống của hàng ngàn vạn gia đình và cá nhân. Vô số người trên toàn thế giới đã biết Ngài qua truyền hình, băng đĩa, sách và tranh ảnh, nhờ đó họ mới hiểu rõ được chân tướng và cách thức giải quyết rất nhiều vấn đề, từ đó thực sự xa lìa bất hạnh và đau khổ, tiêu trừ những tai họa và ác quả mà tương lai có thể xảy ra.

Vị trưởng lão này chính là Lão Hòa thượng Tịnh Không được tán thán khắp nơi. Mọi người kính trọng Hòa thượng như vậy hoàn toàn không phải vì Hòa thượng là một trong những cao tăng đại đức nổi tiếng nhất trong giới Phật giáo, hay là do Hòa thượng giảng giải kinh điển Phật giáo thâm nhập vào lòng người, rõ ràng thấu triệt, mà nguyên nhân lớn nhất là sau khi mọi người nghe theo lời chỉ dạy của Hòa thượng về tu học Phật pháp, họ có thể ngay trong đời sống hiện thực thu được lợi ích chân thực và hiệu quả cực kỳ rõ rệt. Cho nên Phật pháp thực sự không phải là một mở lý luận huyền diệu và giáo thuyết rỗng không hay là mê tín, mà là một phương thức sống thực tế nhất.

Lão Hòa thượng Tịnh Không năm nay tuổi đã hơn 80, hiện cư ngụ tại Australia, nhưng mỗi ngày Hòa thượng giảng kinh thuyết pháp bốn giờ không hề gián đoạn. Hòa thượng là người đầu tiên trên thế giới sử dụng mạng Internet và truyền hình vệ tinh phục vụ cho dạy học Phật pháp từ xa. Truyền hình vệ tinh Hoa Tạng của Hòa thượng là một trong những số đó, mỗi ngày đều có hàng ngàn vạn người xem và thính chúng khắp nơi trên toàn cầu trong 24 giờ đều đang lắng nghe Hòa thượng giảng kinh dạy học. Do Hòa thượng đã có cống hiến kiệt xuất trong nhiều lĩnh vực như đoàn kết chủng tộc và hòa hợp tôn giáo, nâng cao đạo đức và cứu bạt khổ nạn, nên đã nhiều lần Hòa thượng nhận được bằng tiến sĩ và giáo sư, thị dân và công dân vinh dự do chính phủ Mỹ, trường đại học Mỹ và Australia trao tặng.

Hòa thượng đã nhiều lần dùng vai trò đại biểu cho giới tôn giáo đi tham dự hội nghị phát triển hòa bình thế giới của tổ chức giáo dục, khoa học, văn hóa Liên Hiệp Quốc. Hòa thượng còn là thầy chỉ đạo và cố vấn của rất nhiều Tịnh Tông Học Hội và tổ chức giáo dục Phật giáo toàn cầu. Tuy Hòa thượng tuổi đã hơn 80 nhưng vẻ mặt sáng ngời, tinh thần minh mẫn, ứng đối thung dung, bước đi nhẹ nhàng, nhìn thấy còn khỏe mạnh và tự tại hơn so với nhiều người sáu mươi, bảy mươi tuổi. Mỗi người khi nhìn thấy Hòa thượng, không ai mà không khuất phục và bị lôi cuốn trước phong độ thanh tịnh bất nhiễm và uy nghi từ bị trang nghiêm của Hòa thượng, và ai nấy cũng đều tán thán.

Lão Hòa thượng Tịnh Không cho rằng tu học Phật pháp một cách đúng đắn thì kết quả chắc chắn là thân tâm hài hòa, gia đình hài hòa, xã hội hài hòa, thậm chí cả thế giới hài hòa. Bản chất của Phật pháp là nền giáo dục chuyển con người về thuần tịnh thuần thiện. Hòa thượng đã tổng kết chân đế của Phật pháp ra thành hai mươi chữ sâu sắc và dễ hiểu, đến nay nó đã trở thành châm ngôn học Phật cho người học Phật vững tâm phụng hành. Hai mươi chữ này là: Chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi; Nhìn thấu, buông xả, tự tại, tùy duyên, niệm Phật.

Chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bị là thuần tịnh, đây là nói về tâm. Nhìn thấu, buông xả, tự tại, tùy duyên, niệm Phật là thuần thiện, đây là nói về hạnh. Tâm thuần tịnh, hành vi thuần thiện, không xen tạp một chút bất tịnh, bất thiện thì bạn đã viên mãn thành Phật rồi. Học Phật là học cái gì vậy? Là học cái này, học ở trong cuộc sống thường ngày, học ở trong công việc, học trong khi đối nhân xử thế, tiếp vật không hề có một chút giả dối, không hề có mảy may ô nhiễm, không có gì buông xả không được. Tất cả kinh luận mà Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói suốt 49 năm cũng không rời khỏi nguyên tắc này.

Lão Hòa thượng Tịnh Không thường hay nhấn mạnh, Phật giáo không trọng hình thức mà trọng thực chất. Để chấm dứt xung đột và hóa giải tranh chấp, hội nghị hòa bình quốc tế đã mở ra nhiều lần, nhưng chiến tranh và tai nạn vẫn không ngừng gia tăng. Thế là Lão Hòa thượng bắt tay xây dựng mô hình mẫu cho cả thế giới học tập tại quê hương của Lão Hòa thượng là trấn Thang Trì, huyện Lô Giang, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Đầu tư hơn hai trăm triệu Nhân dân tệ để thành lập trung tâm giáo dục văn hóa truyền thống lớn nhất Á Châu, đào tạo bồi dưỡng ra những giáo viên có đạo đức ưu tú, nói đến đâu làm gương đến đó, đề xướng truyền thống luân lý đạo đức trong 48 ngàn người dân, phổ biến nền giáo dục Nho gia nhân ái, khiêm nhượng, hòa bình.

Sau bốn tháng ngắn ngủi thì phong cách người dân nơi đây phần lớn được cải thiện, tố chất đạo đức của người dân được nâng cao rõ rệt. Những đoàn đại biểu của các tỉnh trong cả nước đều đến đây tham quan học tập, hiệu quả thật là khiến mọi người kinh ngạc. Mô hình mẫu này cũng đã nhận được sự khẳng định cao độ của lãnh đạo nhiều nơi. Lão Hòa thượng Tịnh Không sinh năm 1927 tại huyện Lô Giang, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Thời niên thiếu Hòa thượng từng sống tại Kiến Âu, Phúc Kiến. Thời kỳ 8 năm kháng chiến Hòa thượng đi học tại Quí Châu. Thời thanh niên Hòa thượng nghiên cứu đọc kinh sử cổ văn, rất thích triết học.

Sau đó Hòa thượng theo học với nhà triết học lớn là Giáo sư Phương Đông Mỹ, Phật sống Chương Gia Đại sư và lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam tại Đài Loan. Hòa thượng nghiên cứu học tập triết học và kinh Phật trong thời gian 13 năm. Năm 1959, Hòa thượng 32 tuổi thì thế phát xuất gia tại chùa Lâm Tế Viên Sơn, Đài Loan. Năm 1977, Hòa thượng bắt đầu nhận lời mời diễn giảng, dạy học khắp nơi trên thế giới. Băng đĩa và tranh sách giảng kinh thuyết pháp tính đến hàng trăm triệu bản, lưu hành khắp nơi nhưng không hề có bản quyền, hoan nghênh sao chép, in ấn, tặng miễn phí cho những ai cần đến.

Lão Hòa thượng Tịnh Không sinh ra trong hoàn cảnh nghèo, lúc trẻ rất vất vả. Nhiều năm nay được hàng ngàn vạn tín đồ khắp nơi trên thế giới cung kính cúng dường, nhưng Lão Hòa thượng không hề giữ riêng cho mình mà lập tức hiến tặng bố thí lại ngay. Phương thức chủ yếu của Lão Hòa Thượng là ấn tống sách Phật, kinh Phật, giúp đỡ cho sự nghiệp giáo dục và y tế. Chỉ tính ở trong nước, Lão Hòa thượng đã quyên tặng xây dựng được gần 100 trường tiểu học tình thương. Xin đơn cử vào tháng 6 năm 2005, Lão Hòa thượng một lần quyên tặng 33 triệu Nhân dân tệ cho quỹ Hội Thiếu niên nhi đồng Trung Quốc để giải quyết vấn đề thiếu hụt dụng cụ trong nhà trường.

Tính đến nay Lão Hòa thượng đã quyên tặng rất nhiều tài vật, không sao thống kê hết được. Lão Hòa thượng cả đời dồn sức vào việc giáo dục và giảng dạy Phật pháp, gắng sức đề xướng phá trừ mê tín, khơi gợi chánh trị chánh kiến, vạch rõ ý nghĩa cốt tủy của Phật giáo. Phật giáo không phải là thắp nhang lễ Phật cầu phù hộ, mê tín tôn giáo, cũng không phải xem Phật giáo như một môn học để nghiên cứu học thuật, mà Phật giáo thật sự có lợi ích, phá mê khai ngộ, khiến cho đông đảo chúng sanh có thể thực sự tiếp nhận được nền giáo dục tốt nhất. Học Phật ở chỗ thay đổi bản chất, tu hành ở chỗ thay đổi quan niệm. Chỉ cần tu học đúng, như lý như pháp thì bất kỳ tai nạn đau khổ, bất hạnh nào cũng đều có thể lần lượt hóa giải.

Bên cạnh đó, việc nâng cao phẩm chất lương thiện, hồi phục tâm tánh, tăng trưởng đạo đức, cải thiện phong khí xã hội, giáo hóa bồi dưỡng nhân tâm và hoằng dương nền giáo dục văn hóa truyền thống cũng được Lão Hòa thượng Tịnh Không hết sức hoằng dương tán thán. Rất nhiều người đã tỉ mỉ xem băng đĩa dạy học của Lão Hòa thượng Tịnh Không đã thu được lợi ích lớn, bèn thành tâm thành ý y giáo phụng hành, tu học Phật pháp. Họ đã hoặc là chuyển nguy thành an hoặc hóa giải tai họa hoặc bệnh nặng được tiêu trừ hoặc giảm bớt phiền não, ai cũng cảm ơn không ngớt. Kiểu tu học Phật pháp phá trừ mê tín triệt để này khiến cho vô số gia đình được hòa mục kiết tường, vô số nam nữ lão ấu ngừa ác hành thiện, mãi được bình an.

Lão Hòa thượng Tịnh Không đại trí tuệ, đại từ bi, thật đúng là một vị sư trưởng mà mọi người ngày nay không thể không biết. Chúng tôi cầu nguyện cho thật nhiều nơi, thật nhiều người, thật nhiều gia đình có phúc, có trí tuệ, có duyên biết đến Lão Hòa thượng, học được thật nhiều điều và thu được lợi ích thật lớn.


Mục Lục:
  1. Tại Sao Chúng Ta Tu Theo Pháp Môn Tịnh Độ
  2. Tam Phước
  3. Chướng Ngại Của Hành Giả
  4. Tiêu Trừ Chướng Ngại
  5. Pháp Thanh Tịnh Giải Thoát
  6. Chánh Pháp Tuyệt Đối Tương Ứng Với Lợi Ích Chân Thật
  7. Bốn Nguyên Tắc Để Phân Biệt Chánh Và Tà
  8. Hạnh Tốt Và Hạnh Xấu
  9. Ba Cương Lãnh Chánh Của Hành Môn
  10. Điểm Quan Trọng Của Hành Môn
Phụ Lục
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây