PHẬT GIÁO VÀ NHÂN SINH - ĐẠI SƯ TINH VÂNGiảng: Đại Sư Tinh Vân Dịch: Trần Viết Hoài Thanh NXB: Thời Đại & Hồng Đức Số Trang: 298 Trang Bìa: Mềm – Có Tay Gập Khổ Sách: 13,5x20,5cm Năm Xuất Bản: 2014 Độ Dày: 1,4cmPGNSĐẠI SƯ TINH VÂN80.000đSố lượng: 20 Quyển
Giảng: Đại Sư Tinh Vân Dịch: Trần Viết Hoài Thanh NXB: Thời Đại & Hồng Đức Số Trang: 298 Trang Bìa: Mềm – Có Tay Gập Khổ Sách: 13,5x20,5cm Năm Xuất Bản: 2014 Độ Dày: 1,4cm
Trích “Phật Giáo Và Cuộc Sống”: “Phật giáo” có mối quan hệ mật thiết không thể chia tách với cuộc sống thường thường nhật, bởi vậy chúng ta không thể nghiên cứu một cách toàn diện Phật giáo như là một môn học vấn. Phật giáo là một tôn giáo, cuộc sống thường nhật của chúng ta không thể thiếu đi tôn giáo, mà cuộc sống cần phải dùng Phật pháp để dẫn đường chỉ lối. Trong giới Phật giáo có rất nhiều người có học vấn, họ bước vào cửa Phật mấy mươi năm nhưng lại không thể thích hợp với Phật pháp. Phật giáo xem trọng từ bi, nhưng họ chẳng từ bi, Phật giáo xem trọng nhẫn nại, nhưng họ chẳng nhẫn nại. Vậy nguyên nhân là gì? Chính là vì họ không thể ứng dụng Phật pháp mà bản thân tin tưởng vào cuộc sống. Cho nên, trên con đường trải nghiệm tín ngưỡng thì việc hòa hợp Phật pháp và cuộc sống làm một là điều rất quan trọng.
Chúng ta sống trong thế giới nên không thể tách rời khỏi mối quan hệ với không gian, thời gian và nhân gian. “Không gian của cuộc sống” là gì? Một chú chim nhỏ mệt mỏi bay trong buổi chiều tà, nó muốn quay về tổ để nghỉ ngơi. Một người sau một ngày lao động vất vả cũng cần có một mái nhà ấm áp để nghỉ ngơi nuôi dưỡng thân tâm mệt nhọc. Bất luận là chiếc tổ hay ngôi nhà đều là không gian của cuộc sống. Nếu không bố trí sắp xếp tốt không gian đó thì cuộc sống chẳng thể thoải mái được. Không ít cuộc chiến trong lịch sử có nguyên nhân là vì tranh giành đất đai, tức “tranh đoạt không gian”, từ đó có thể thấy được tầm quan trọng của không gian đối với nhân loại như thế nào. Nếu không thể xử lý tốt “không gian” thì cuộc sống của con người sẽ vô cùng đau khổ và không ngừng tranh cãi.
“Thời gian của cuộc sống” là gì? Nhà thơ đời Tấn là Đào Uyên Minh (365-427) có một bài thơ viết rằng: “Mùa này được mùa sau lại mất, một ngày khó hai lúc bình minh. Vụ mùa mình gắng sức mình, thoi đưa ngày tháng chùng chình chỉ đâu.” (Trần Trọng Dương dịch) Mấy mươi năm cuộc đời trôi qua như bóng câu khe cửa, như mây khói trước mắt. Đức Phật từng nói rằng: “Mạng người ở trong từng hơi thở”. Vậy chúng ta phải vận dụng sinh mệnh hữu hạn này như thế nào để phát huy sự nghiệp vô hạn? Cổ nhân cũng từng nói rằng: “Số mệnh con người thì hữu hạn mà sự học thì cũng vô hạn. Sự học là không có bến bờ, Phật đạo xa xôi. Vậy làm cách nào dùng thời gian ngắn ngủi để phát huy hết mức ý nghĩa của sinh mệnh? Cho nên trong cuộc sống chúng ta không nên xem thường từng giây phút thời gian.
“Nhân gian của cuộc sống là gì?” Đó chính là vấn đề chung sống giữa người với người, đó là vấn đề mà cuộc đời không thể dễ dàng bỏ qua. Con người là động vật quần cư, nên không thể sống tách rời bầy đàn. Trong xã hội giữa người và người có mối liên hệ chặt chẽ, làm cách nào mới thể sống hài hòa cùng nhau chứ? Những vấn đề này đều được các bậc thánh hiền triết giả xưa nay chú ý nghiên cứu bàn luận. Chúng tôi xin được giải thích rõ qua 3 vấn đề dưới đây:
Không Gian Của Cuộc Sống – Cuộc Sống Phật Giáo Lấy Lùi Làm Tiến a. Từ không gian bên ngoài bàn về không gian bên trong: Không gian bên ngoài là chỉ môi trường bên ngoài nơi conngười sinh tồn. Ví dụ như nhà cửa nơi chúng ta sống, nhữngnơi hoạt động, thậm chí là giới tự nhiên vũ trụ, tất cả đều làkhông gian bên ngoài. Đối với không gian bên ngoài mà nói,chúng ta phải nhận thức rõ ràng các tình huống mới có thể hoạtđộng một cách tự do thoải mái. Giả sử chúng ta đi từ nơi A đếnnơi B thì đầu tiên phải hiểu được tuyến đường ra sao, sử dụngphương tiện giao thông nào, cần hết bao nhiêu thời gian, nênchuẩn bị những vật dụng gì, cũng như các vấn đề về an toàn.Nếu những vấn đề này đều có thể nắm rõ ràng thì chúng tacó thể hưởng thụ một chuyến đi vui vẻ. Cho nên đối với thếgiới bên ngoài, chúng ta chỉ cần dụng tâm đi tìm tòi tri thức,cẩn thận tìm hiểu và thích ứng thì có thể yên ổn tiện lợi.
Ví dụ như đi vòng quanh thế giới, hay thậm chí lên Mặt trăng, sau khi được tìm hiểu chuẩn bị thỏa đáng thì bất luận dù xa dù lớn đến đâu đều không còn là việc khó khăn nữa. Điều khó khăn nhất chính là không gian bên trong, nó vô hình vô tướng, không thể nắm bắt được và khiến người ta khó hiểu nhất. Thế giới bên ngoài của một người bình thường, bất luận là bậc quân vương hay khanh tướng quan chức, bất luận có quyền thế hoặc thông minh tài trí đến đâu đi nữa, không gian mà họ có thể đạt đến đều có hạn. Mặc dù hiện nay khoa học kỹ thuật đã phát triển đến thời đại không gian, người Mỹ đã đưa người lên Mặt trăng. Nhưng trong vũ trụ này, ngoại trừ Mặt trăng ra, còn có hằng hà sa số những hành tinh khác mà con người chưa từng nghe qua, và càng không cần bàn đến chuyện đặt chân đến đó.
Thế giới không gian bên ngoài, cuộc đời của một người có thể đạt đến chỉ nhỏ như một hạt bụi. “Nhà lớn vạn gian, đêm ngủ cũng chẳng quá tám thước'.” Phật pháp nói với chúng ta rằng: Thế giới bên trong còn lớn hơn thế giới bên ngoài. Bởi vậy không cần phải tranh giành, chiếm đoạt thế giới bên ngoài, có thể trải nghiệm được không gian bên trong mới là điều quan trọng hơn. Cái gọi là không gian bên trong chính là phải không ngừng mở rộng tấm lòng của chúng ta. Bình thường khi miêu tả tấm lòng đại lượng của một người chúng ta viết rằng “tấm lòng rộng lượng có thể chứa được cả chiếc thuyền”. Phật giáo nói rằng không gian bên trong của một con người lớn đến mức có thể dung nạp được tam thiên đại thiên thế giới. Nếu chúng ta có thể mở rộng không gian bên trong như biển lớn dung chứa được trăm sông, như núi Thái Sơn chứa được mọi thứ đất đai.
Một khi trong lòng có được không gian to lớn đó thì có thể bao dung được cả vũ trụ hư không. Có thể bao dung không toan tính trước sự tranh giành của con người, sự phiền nhiễu thế tục. Thậm chí đại thiên thế giới có thể là giường thiền cho chúng ta tùy ý tiêu dao, thích ứng với mọi hoàn cảnh. Phật giáo có rất nhiều bộ kinh điển hướng dẫn kỹ càng cho chúng ta cách thức đạt được không gian bên trong, ví dụ như “pháp môn bất nhị” trong kinh Duy Ma Cật có thể khai triển thế giới nội tâm của chúng ta. Thế giới Hoa Tàng vô tận trong kinh Hoa Nghiêm có thể mở rộng không gian nội tâm của chúng ta. Nếu một người có thể nắm vững được không gian bên trong của bản thân thì họ cũng có thể đồng thời đạt được không gian bên ngoài.
b. Từ không gian tiến lên phía trước bàn về không gian lùi lại phía sau: Nếu cuộc đời có thể tích cực tiến về phía trước cố nhiênlà điều rất tốt, nhưng hiểu được không gian phía sau lại càngquan trọng hơn. Bình thường trong không gian hoạt động củachúng ta, mọi người chỉ biết đến việc tiến lên phía trước, chứchẳng biết còn có một không gian rút lui phía sau. Con ngườisống trong xã hội thường luôn dựa vào dũng khí để tiến lênphía trước trong trận chiến cuộc đời, để giành lấy công danhphú quý. Một khi va chạm đến mức mặt mũi bẫm dập, có ngườibiếtquay đầu lại, có người lại ngoan cố tiếp tục tiến lên phíatrước, thậm chí vấp ngã đến thịt nát xương tan. Kỳ thực trongPhật giáo từ lâu đức Phật đã dạy chúng ta rằng, cuộc đời có haiphương hướng: Một là thế giới tiến lên phía trước, và một là thếgiới lùi lại phía sau, như hai cánh tay trái phải của con người,nếu hoạt động một cách suôn sẻ thì cuộc đời sẽ càng trở nênhoàn hảo.Phật giáo có một bài kệ miêu tả về sự cầu toàn rút lui như sau:
Tay nắm mạ non cấy đầy ruộng, cúi đầu liền thấy trời trong nước; Lục căn thanh tịnh mới là đạo, lùi bước vốn thực là tiến lên.
Bài kệ này mượn hình ảnh người nông dân khom lưng cấy lúa để nói cho chúng ta phải biết nhận thức bản thân, quán chiếu bản tính của chính bản thân, phải lùi bước cúi đầu. Thế giới của phía sau càng bao la hơn thế giới phía trước. Thế gian của cúi đầu càng rộng lớn hơn thế gian của việc ngẩng cao đầu. Duy chỉ có thế giới của cúi đầu, buông xả, nhẫn nhịn mới có thể khiến cho chúng ta càng tiêu dao tự tại. Khi gặp phải những trắc trở trên đường đời, nếu chúng ta có thể giữ được thái độ “lùi một bước trời cao biển rộng” thì nơi nào chẳng là không gian rực rỡ? Lúc gặp phải suy sụp chán nản, nếu có thể nhớ được lời dạy “quay đầu là bờ” thì nơi nào chẳng có hy vọng đẹp đẽ tươi sáng chứ? Nước là thứ phổ biến nhất trên thế gian và cũng thú cần thiết nhất của con người.
Quan sát dòng chảy của nước, khi nó ào ạt từ trên đỉnh núi xuống, khí thế cuồn cuộn sục sối, nhưng khi ở đi thế bằng phẳng, gặp phải những bờ đá chướng ngại thì nhất định sẽ chuyển hướng, thay đổi dòng chảy. Một người sống trên thế gian này nếu có thể như dòng nước, luôn biết cách ứng biến, không cần cứng đầu xông lên trước thì chắc chắn có thể mọi việc hanh thông, thuận lợi. Có một số người trông thấy người học Phật thì nói rằng: “Các người tín ngưỡng Phật giáo, không hút thuốc, uống rược, không đánh bài, nhảy đầm, không có chút hưởng thụ cuộc đời, như thế chẳng phải quá tiêu cực hay sao?” Chẳng nhẽ cứ phải hút thuốc, uống rượu, đánh bài hay nhảy đầm mới gọi là cuộc đời tích cực hay sao? Tín đồ Phật giáo thể nghiệm được một cách sâu sắc rằng những ảo ảnh vinh hoa phú quý đó không có thật, mà quay đầu lại với những đam mê hưởng lạc đó, để tích cực tu hành truyền đạo, hoằng pháp lợi sinh. Cuộc đời như thế là tiêu cực hay sao? Nếu có thể thể nghiệm được một cách đích thực ý nghĩa của không gian quay đầu lại, tức quay đầu lại từ những ân oán lỗ mãng, hư vinh xa hoa, vậy thì cuộc đời chúng ta sẽ là một cuộc đời tiến về phía trước, tích cực, hạnh phúc và vui vẻ…
Mục Lục: Phật Giáo Và Cuộc Sống (I) Phật Giáo Và Cuộc Sống (Ii) Phật Giáo Và Cuộc Sống (Iii) Cuộc Sống Và Tín Ngưỡng Cuộc Sống Và Đạo Đức Cuộc Sống Và Tu Trì Cuộc Sống Và Bát Nhã Con Đường Hành Vi Bằng Phẳng Ngôi Nhà An Trú Thân Tâm Mười Vấn Đề Về Cuộc Đời Làm Đẹp Cuộc Đời Như Thế Nào? Chuyện Người Chuyện Ta Chuyện Tình Yêu