094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

BỘ TÂY PHƯƠNG TAM THÁNH BẰNG SỨ VẼ MÀU (Cao 1M) BỘ TÂY PHƯƠNG TAM THÁNH BẰNG SỨ VẼ MÀU (Cao 1M) TƯỢNG A DI ĐÀ: Nặng: 19kg – Cao: 100cm
TƯỢNG ĐẠI THẾ CHÍ: Cao: 96cm - Nặng: 18kg
TƯỢNG QUÁN THẾ ÂM: Nặng: 20kg – Cao: 98cm
Đường Kính Đài Sen: 29cm 
Chất Liệu: Sứ Vẽ Màu

Bộ Tây Phương Tam Thánh bằng sứ vẽ màu xuất xứ Đài Loan, với công nghệ tinh xảo và tay nghề cao, toát lên dáng vẻ uy nghi trang nghiêm, diện tượng đẹp phúc hậu, màu sắc nổi bật và đa dạng.
TPTT6 TÂY PHƯƠNG TAM THÁNH 150.000.000 đ Số lượng: 1000010 Bộ
  • BỘ TÂY PHƯƠNG TAM THÁNH BẰNG SỨ VẼ MÀU (Cao 1M)

  •  4554 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: TPTT6
  • Giá bán: 150.000.000 đ

  • TƯỢNG A DI ĐÀ: Nặng: 19kg – Cao: 100cm
    TƯỢNG ĐẠI THẾ CHÍ: Cao: 96cm - Nặng: 18kg
    TƯỢNG QUÁN THẾ ÂM: Nặng: 20kg – Cao: 98cm
    Đường Kính Đài Sen: 29cm 
    Chất Liệu: Sứ Vẽ Màu

    Bộ Tây Phương Tam Thánh bằng sứ vẽ màu xuất xứ Đài Loan, với công nghệ tinh xảo và tay nghề cao, toát lên dáng vẻ uy nghi trang nghiêm, diện tượng đẹp phúc hậu, màu sắc nổi bật và đa dạng.


Số lượng
Gốm, Sứ có lẽ là một trong những chất liệu tồn tại cổ xưa nhất từ trước tới nay, và là một trong những chất liệu tương đối phổ biến trong việc làm tượngcũng rất phổ biến trong đời sống tâm linh của chúng ta. Gốm là loại vật liệu cổ xưa nhất, có lịch sử lên đến 25.000 năm, còn sứ là loại vật liệu có lịch sử ngắn hơn. Gốm sứ đều có nguồn gốc từ đất sét, tuy nhiên, gốm được nung ở nhiệt độ thấp hơn, còn sứ được nung ở nhiệt độ rất cao. Về cơ bản, khi nung ở nhiệt độ cao, nhờ có chất thủy tinh và một số khoáng chất nên tạo nên độ bền và dai. Ngoài ra, gốm thì không có men, còn sứ thì sử dụng men, do đó mới tạo nên độ bóng bẩy và đẹp.

Từ xưa, khi các nguyên vật liệu như đồng, vàng còn đắt đỏ, việc tạc một pho tượng bằng gỗ cũng cần thời gian rất lâu và đòi hỏi tay nghề của thợ rất cao. Còn tượng bằng sứ thì chỉ cần đắp nặn tượng bằng đất sét, vì đất sét rất mềm và dễ chỉnh sửa, cho nên sau khi đắp nặn xong pho tượng có diện như ý thì đưa vào lò nung, tạo nên một pho tượng bằng sứ hoặc bằng gốm. Không những vậy, sau khi nung xong, người thợ sẽ còn một công đoạn rất khó nữa là vẽ hình, tạo diện. Trong các tượng thì làm tượng bằng sứ là việc làm hết sức khó khăn, và cũng khó trong vận chuyển vì có quá nhiều chi tiết nhỏ dễ vỡ, do đó tượng này thường ít thấy.

 
BỘ TÂY PHƯƠNG TAM THÁNH BẰNG SỨ VẼ MÀU 1


Chúng ta nhìn thấy các pho tượng bằng sứ màu, đó chính là nhờ bàn tay vẽ tượng của các nghệ nhân. Việc vẽ tượng này đòi hỏi nghệ nhân phải thật sự có tâm, cầu sự gia trì của Ngài để có thể tạo nên một pho tượng khiến cho người nào nhìn vào cũng cảm thấy hoan hỉ. Việc làm này nếu không dụng công thật sự thì không thể thành công. Người thợ đắp tượng, người thợ vẽ tượng đều là những người có duyên, ngoài tài năng ra thì họ còn có nhân duyên với phật pháp.

Hầu hết chúng ta đều xem một trong những điểm khó khăn nhất của  tượng bằng sứ chính là dễ vỡ. Thường thì các sản phẩm bằng gốm sứ đều có chung đặc điểm này. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn theo một góc cạnh khác thì lại chính là ưu điểm. Vì dễ vỡ nên ngay từ khâu làm tượng cho đến người cuối cùng thỉnh về thờ, ai nấy cũng hết sức cung kính, nhẹ nhàng, bưng bê cẩn thận, nhờ vậy mà lòng cung kính, cẩn thận của mỗi người đều được nâng lên cao.

Đại Sư Ấn Quang, vị tổ thứ 13 của Tịnh Độ Tông có nói "Một phần thành kính được một phần lợi ích, Mười phần thành kính được mười phần lợi ích", do vậy, khi dụng tâm cung kính để làm tượng, hay dụng tâm cung kính để thờ tượng đều đạt được lợi ích to lớn. Một trong những lợi ích to lớn đó chính là biết cung kính lắng nghe lời dạy của Ngài.

 

HÌNH TƯỢNG PHẬT A DI ĐÀ:
Đức Phật A Di Đà xưa phát 48 lời nguyện lớn, trong đó có lời nguyện sẵn sàng tiếp dẫn chúng sanh nào niệm danh hiệu của Ngài. Dù người ấy chỉ niệm mười câu danh hiệu Ngài, Ngài cũng tiếp dẫn vãng sanh về cõi Cực-lạc. Tượng đứng trên hoa sen,mắt Ngài nhìn xuống, tay trái bắt ấn cam lồ và đưa lên ngang vai, tay mặt duỗi xuống như sẵn sàng chờ đợi cứu vớt những chúng sanh đang đắm chìm trong bể khổ. Theo trong mật giáo giải thích: tay mặt Phật đưa lên biểu thị tứ thánh (Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát, Phật), tay trái duỗi xuống biểu thị lục phàm (Thiên, nhơn, A-tu-la, súc sanh, ngạ quỉ, địa ngục). Nghĩa là Ngài sẵn sàng tiếp độ lục phàm đưa lên quả vị tứ thánh.

 
di đà 1
 
di đà 2



HÌNH TƯỢNG BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM:
Bồ-tát Quán Thế Âm tu hạnh từ bi, thường cứu khổ chúng sanh, nên người ta thường xưng tán Ngài là Đại từ Đại bi Quán Thế Âm Bồ-tát. Hạnh đại từ bi của Ngài là lúc nào cũng an ủi, nhắc nhở, khuyên lơn, đem lại nguồn an vui cho tất cả chúng sanh. Ở đâu có tiếng than, có nỗi khổ, Ngài đều đến để cứu vớt. Bồ-tát Quán Thế Âm tay trái cầm bình cam lồ, tay phải cầm cành dương liễu. Kinh Phổ Môn có câu “Nam-mô thanh tịnh bình thùy dương liễu Quan Âm Như Lai cam lồ sái tâm nguyện”. “Thanh tịnh bình” là bình thanh tịnh, “thùy dương liễu” là cành dương liễu rủ xuống, “Quan Âm Như Lai cam lồ sái tâm” là nước cam lồ của đức Quan Âm rưới lên tâm.


 
quán âm 1

     
Ý nghĩa nguyên câu ấy là bình thanh tịnh đựng nước cam lồ, nhờ cành dương liễu rưới khắp làm cho tâm người được mát mẻ. Bình thanh tịnh là giới đức. Như Phật tử giữ năm giới, nhờ giữ giới mà trong sạch thanh tịnh. Cành dương liễu yếu mềm dẽo dai nên khó gãy, gió chiều nào nó lay theo chiều đó nhưng không gãy. Những cành cây cứng gặp gió mạnh nó dễ gãy. Như vậy cành dương liễu biểu trưng cho đức nhẫn nhục. Muốn đem lòng từ bi ban rải cho chúng sanh được an vui mà thiếu đức nhẫn nhục thì lòng từ bi khó thực hiện được. 


 
quán âm 2

  

HÌNH TƯỢNG BỒ TÁT ĐẠI THẾ CHÍ:
Bồ Tát Ðại Thế Chí biểu trưng cho đức tinh tấn và ánh sáng trí tuệ. Bồ Tát Đại Thế Chí tay cầm cành hoa sen màu xanh. Hoa sen tượng trưng cho sự thanh khiết trong sạch, không dính danh lợi thế gian, có sức mạnh tự tại vượt thoát khỏi bùn nhơ, thành tựu trí tuệ. Màu xanh của hoa sen tỏa ánh sáng xanh trên cõi trời tây phương tịnh độ, và còn là sức mạnh tinh tấn của chánh định, là trí tuệ siêu việt như trời biển tĩnh lặng rộng lớn bao la bát ngát. Danh hiệu của  Bồ Tát Đại Thế Chí nói lên hạnh nguyện đại hùng, đại lực, đại tinh tấn và ánh sáng trí tuệ vô biên chiếu khắp mọi loài chúng sanh, có thể phá trừ vô minh, điều phục tham sân si, chuyển hóa phiền não thành bồ đề.

 
đại thế chí 1


Đối với người tu Tịnh Độ, hình tượng Tây Phương Tam Thánh đã trở thành quá quen thuộc. Hầu hết các chùa, đạo tràng hoặc tư gia của các cư sĩ đều thờ tượng Tây Phương Tam Thánh để mỗi ngày chiêm bái, lễ lạy và thực hành lời dạy của Phật để khi xả bỏ báo thân, vãng sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc.

 
đại thế chí 2


Trong kinh Vô Lượng Thọ, Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni có giới thiệu với chúng về thế giới Tây Phương Cực Lạc, về sự vi diệu và là môi trường tu học Phật Pháp tốt nhất cho khắp mười phương. Ở Thế Giới Cực Lạc có ba vị đứng đầu gọi là Tây Phương Tam Thánh: có Đức Phật A Di Đà - là giáo chủ đã kiến tạo và xây dựng nên Thế giới Cực Lạc đứng ở giữa, một tay cầm bông sen, một tay buông xuống tiếp dẫn; hai bên có hai vị đại Bồ tát là Bồ Tát Ðại Thế Chí cầm cành hoa sen màu xanh đứng bên tay phải, bên tay trái là Bồ Tát Quán Thế Âm cầm nhành dương liễu và bình tịnh thủy.

Hai vị Bồ Tát hiện thân cư sĩ hai bên Ðức Phật A Di Ðà tượng trưng Từ Bi và Trí Tuệ. Bồ Tát Quán Thế Âm được nhiều người nhắc đến và tạc tượng lộ thiên ở các chùa, tu viện, tùng lâm, để ca ngợi hạnh kham nhẫn và đức từ bi cao thượng. Bồ Tát Ðại Thế Chí biểu trưng cho đức tinh tấn và ánh sáng trí tuệ. Ngài còn có danh hiệu là Ðắc Ðại Thế Chí Bồ Tát, Ðại Lực Ðại Thế Chí Bồ Tát, Ðại Tinh Tấn Bồ Tát hay Vô Biên Quang Bồ Tát.

Các danh hiệu của Bồ Tát Đại Thế Chí nói lên hạnh nguyện đại hùng, đại lực, đại tinh tấn và ánh sáng trí tuệ vô biên chiếu khắp mọi loài chúng sanh, có thể phá trừ vô minh, điều phục tham sân si, chuyển hóa phiền não thành bồ đề. Các vị Bồ Tát đều có từ bi, trí tuệ và ý chí xuất phàm như nhau, đó là nhân để tiến đến Phật quả.

Bồ Tát Đại Thế Chí tay cầm cành hoa sen màu xanh. Hoa sen tượng trưng cho sự thanh khiết trong sạch, không dính danh lợi thế gian, có sức mạnh tự tại vượt thoát khỏi bùn nhơ, thành tựu trí tuệ. Màu xanh của hoa sen tỏa ánh sáng xanh trên cõi trời tây phương tịnh độ, và còn là sức mạnh tinh tấn của chánh định, là trí tuệ siêu việt như trời biển tĩnh lặng rộng lớn bao la bát ngát.

Hai vị Bồ Tát Đại Thế Chí và Quán Âm Bồ Tát là hai trợ thủ đắc lực cho Phật A Di Đà để giáo hoá và tiếp dẫn chúng sanh về Thế Giới Tây Phương Cực Lạc.

Tây Phương Tam Thánh với giáo chủ là Đức Phật A Di Đà Phật là vị Phật đã kiến lập nên cõi Tây Phương để tiếp dẫn chúng sanh, bên trái là Ngài Quán Thế Âm tượng trưng cho sự Từ Bi bên phải là Ngài Đại Thế Chí tượng trưng cho Trí Tuệ. Chúng ta muốn về Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà thì phải có đẩy đủ Trí Tuệ và lòng Từ Bi.

Trí Tuệ đó chính là sự hiểu biết, nhìn thấu mọi sự thật của thế gian của vũ trụ khi nhìn thấu hành giả mới có thể buông xuống trong tâm không còn dính mắc. Đối với phương pháp hành trì Bồ Tát Đại Thế Chí dạy chúng sanh bí quyết niệm Phật đó là “Đô nhiếp sáu căn, tịnh niệm tương tục “.

Từ bi đó chính là sự yêu thương bao dung tha thứ một cách vô điều kiện, vì mình khổ, chúng sinh khổ mà phát tâm về Tây Phương Cực Lạc để thành Phật, thành Phật để cứu độ chúng sanh chứ không phải để hưởng thụ nơi cõi Niết Bàn.

Trong kinh Đức Phật nói mười phương chư Phật đều tán thán và khuyên tất cả Đại chúng, các Bồ Tát đều phát nguyện vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, cho nên Thế giới Tây Phương Cực Lạc thù thắng không thể nghĩ bàn.

Chúng ta thờ tượng Tây Phương Tam Thánh, là mỗi ngày đều mong muốn thực hành theo tâm Từ Bi của Quán Thế Âm, học tập Trí Tuệ và Ý Chí của Đại Thế Chí Bồ Tát, thực tiễn 48 lời Nguyện của Đức Phật A Di Đà trong cuộc sống hàng ngày, tịnh hoá thân tâm, để tương ưng với thế giới Tây Phương Cực Lạc. Vì vậy, hiểu rõ ý nghĩa của tượng Tây Phương Tam Thánh, khi chiêm bái, lễ lạy, niệm Phật, chúng ta mới phát sinh công đức thù thắng.
  
thông tin cuối bài viết 2
 
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây