Sơ Lược Về Hòa Thượng Tuyên Hóa:
Hòa Thượng Tuyên Hóa họ Bạch, tên thật là An Từ, tự Độ Luân. Ngài quê ở huyện Song Thành, tỉnh Tùng Giang thuộc Đông Bắc, Trung Hoa, tức là Mãn Châu. Phụ thân Ngài tên Phú Hải, chuyên làm nghề nông. Mẹ họ Hồ, sinh được tất cả tám người con, năm trai ba gái và Ngài là út. Năm Ngài 19 tuổi thì mẹ Ngài qua đời. Sau khi an táng mẹ xong, Ngài lưu lại ngay bên mộ phần thủ hiếu. Trong thời gian thủ hiếu Ngài lên chùa bái Hòa Thượng Thường Trí làm Thầy và quy y, chính thức xuất gia, thọ giới. Sau đó, Ngài về lại nơi mộ phần thân mẫu để thủ hiếu trong ba năm.
Một đêm nọ, dân trong thôn gần đó hốt hoảng thấy chòi rơm của Ngài hừng hực lửa đỏ. Ánh lửa hồng phừng thẳng lên giữa không trung và chòi rơm thì sáng rực như ban ngày. Nhiều người chạy đến mộ, hô hoán: “nhà Hiếu Tử bị cháy rồi”! Cả trăm người trong làng hè nhau xách gáo, đem xô tới để chữa cháy. Nhưng khi tới nơi họ chỉ thấy chòi rơm bình lặng, lửa chẳng cháy và Ngài thì vẫn an nhiên, tĩnh mặc trong Thiền Định! Có lần Ngài đang tọa Thiền thì chợt có vị khách đến viếng. Vị khách ấy, ngạc nhiên thay, chính là Lục Tổ Huệ Năng! Đức Tổ Sư dạy Ngài rằng trong tương lai Ngài sẽ tới Mỹ Quốc để độ sinh, rằng ở Tây Phương Ngài sẽ gặp nhiều người hữu duyên có thể hoằng dương Phật Pháp và Ngài sẽ độ vô lượng vô biên chúng sanh. Mãi đến lúc Đức Tổ Sư từ biệt quay đi rồi, Ngài mới choàng tỉnh, nhớ lại rằng Ngài Huệ Năng vốn là người đời Đường khoảng 1.200 năm về trước.
Sau Đệ Nhị Thế Chiến, Ngài vân du khắp nơi. Cuối cùng, trải qua hơn ba ngàn dặm, Ngài tới chùa Nam Hoa, bái kiến vị Đại Thiện Tri Thức của thời bấy giờ là Lão Hòa Thượng Hư Vân. Lão Hòa Thượng lúc ấy đã 109 tuổi. Vừa nhìn thấy Ngài, Lõa Hòa Thượng liền nhận ra ngay sự chứng ngộ của Ngài. Khi đó, Lão Hòa Thượng nói: “Như thị, như thị”! Và Ngài cũng đáp lại: “Như thị, như thị”! Bấy giờ, Lão Hòa Thượng Hư Vân ấn chứng sở đắc của Ngài và Ngài chính thức trở thành vị Tổ thứ chín của dòng pháp Quy Ngưỡng. Sau đó, Lão Hòa Thượng dạy Ngài ở lại chùa đảm nhận chức Viện Trưởng Viện Giới Luật của chùa Nam Hoa.
Năm 1950, Ngài từ giã chùa, lên đường sang Hồng Kông. Ở đây, Ngài sống tại một sơn động biệt lập, chẳng lai vãng gì đến bụi trần, tục lụy. Chẳng bao lâu, có vô số Tăng-lữ từ Trung Hoa, Đại Lục qua Hồng Kông tị nạn và họ cần sự giúp đỡ của Ngài. Cuối cùng, ứng với nhân duyên, Ngài rời sơn động, lập ra giảng đường và hai ngôi chùa, cùng trợ giúp xây dựng nhiều đạo tràng khác. Trong suốt mười hai năm ở Hồng Kông, Ngài là tấm gương sáng, tinh tấn tu khổ hạnh, quên mình vì Phật Pháp. Ngài đã ảnh hưởng vô số thiện nam tín nữ, khiến họ phát tâm Bồ Đề, quy y Tam Bảo, ủng hộ Phật Pháp. Năm 1962, Ngài đến San Francisco, Mỹ Quốc. Tại đây, nơi một nhà kho nhỏ, Ngài kiên trì tu hành trong im lặng, chờ đợi cho cơ duyên hoằng dương Đạo Pháp chín muồi. Lúc ấy, Ngài tự gọi mình là “Mộ Trung Tăng” (Nhà Sư trong phần mộ), hay là Hoạt Tử Nhân (người đã chết nhưng còn sống). Những Phật tử hiểu biết sự tu hành chân chính của Ngài đều rất cảm động và cung kính ủng hộ, cúng dường Ngài. Năm 1968, Ngài biết cơ duyên đã đến, Ngài nói: “một đóa hoa sẽ nở ra năm cánh”. Mùa hè năm đó, Ngài chủ trì Pháp Hội giảng Kinh Lăng Nghiêm trong 96 ngày. Khi Pháp Hội kết thúc, quả nhiên có năm người Mỹ đầu tiên xin xuất gia với Ngài.
Từ đó, Ngài tiếp tục chủ trì nhiều Pháp Hội cùng giảng giải các bộ kinh như: Tâm Kinh, Kinh Địa Tạng, Kinh Pháp Hoa, Kinh Pháp Bảo Đàn v.v… năm 1971, Ngài giảng bộ kinh tối cao của Đại Thừa, đó là Kinh Hoa Nghiêm. Song song với việc giảng Kinh, thuyết Pháp, Ngài còn làm vô số công đức độ sinh khác. Năm 1976, Ngài thành lập Vạn Phật Thánh Thành, Ngài xây dựng chế độ Tùng-lâm, đào tạo Tăng, Ni, học chúng, tạo nhân duyên thù thắng cho sự chân chính tu hành. Trích “Ánh Sáng Hàm Dung Pháp Giới”:
Hòa Thượng Tuyên Hóa, người Đông Bắc, Tỉnh Kiết Lâm, Huyện Song Thành (hiện đã nhập vào tỉnh Hắc Long Giang). Ngài là vị đầu tiên lập lên ngôi Tam Bảo tại Hoa Kỳ. Ngài ra đời vào ngày 16 tháng 3 năm 1918 âm lịch. Cha làm nghề nông, tên Bạch Phú Hải; mẹ tên Hồ Thị, là Phật tử kiền thành ăn chay, niệm Phật. Năm 1949, Ngài đến Hồng Kông hoằng pháp. Đến năm 1962, ứng lời thỉnh cầu của đệ tử, Ngài tới nước Mỹ tận lực hoằng pháp, giảng kinh, giáo dục, kiến lập đạo tràng, lập tông chỉ, giáo hóa chúng sanh và xây dựng một nền tảng chánh pháp tại Tây phương.
Có vị giáo sư đại học đã từng đề xướng việc thành lập “hội nghiên cứu pháp giới Diệu Giác Sơn”, cũng như nghiên cứu về cuộc đời của Hòa Thượng … nhưng Hòa Thượng đã bảo rằng: “Không nên nghiên cứu tôi, tôi đâu có đáng giá gì để mà nghiên cứu. Các vị hãy nên nghiên cứu về người khác đi, như nghiên cứu về các người nam, nữ, xuất gia, tại gia, già, trẻ, tốt, xấu rồi ghi chép lại để tương lai còn có thể dạy lại cho người ta”. Hòa Thượng thường nói Ngài không đủ đạo đức để cảm hóa người; những thứ người ta muốn thì Ngài không muốn. Ngài không phải là “Cao Tăng”, cũng không phải “Thượng Nhân” mà là “Hạ Nhân” – thích ở dưới mọi người. Những tên gọi người ta không thích lại là tên của Ngài. Ngài tự gọi mình là: “Khất Sĩ”, “Như Ngu Tử”, “Hoạt Tử Nhân”, “Tiểu Mã Nghĩ” (Kiến Con), “Tiểu Văn Trùng” (muỗi con), “Mộ Trung Tăng” (sư trong mộ), Ngài xin nguyện đi dưới chân tất cả chúng sanh và đi sau hết thảy mọi chúng sanh.
Ngày 16 tháng 10 năm 1990, Hòa Thượng khai thị tại Jelenia Gora rằng: “Mới đầu tôi muốn nói về nhân duyên xuất gia của tôi, nhưng vì chuyện quá dài, nên tôi sẽ không nói về chuyện đó. Có cuốn sách liên quan đến cuộc đời của tôi, nếu ai muốn biết chi tiết thì có thể xem thử. Nhưng cuốn sách đó cũng chỉ nói một cách đại khái thôi. Trên thực tế, các việc của tôi được ghi chép lại rất ít, chỉ một phần nào, còn muốn ghi hết toàn bộ thì cũng có thể nhiều tới cả một bộ Tạng kinh”. Nhiều người rất cảm ơn và kính ngưỡng Hòa Thượng, nhưng thử hỏi chúng ta đã biết ít nhiều gì về Ngài? Một đời hành đạo, gồm cả sự tu hành nhẫn nhục và khắc khổ hoặc về những việc làm lợi ích cho chúng sanh, Hòa Thượng đều không tự mình tuyên truyền. Cho nên có rất nhiều người, thậm chí các đệ tử thân cận bên Ngài cũng hoàn toàn không biết đến. Chúng ta hiện biết được đây chỉ là một phần nhỏ thôi. Đó là do trải qua nhiều năm sau, hoặc vì có những đệ tử thắc mắc hỏi han, hoặc vì nhân duyên gì đó, nên Hòa Thượng mới kể lại chuyện xưa.
Có người hỏi Sư Phụ bao nhiêu tuổi? Hòa Thượng nói với họ rằng: “Nếu thấy người 100 tuổi, thì tôi có lẽ đã 101 tuổi, nếu thấy đứa bé 1 tháng tuổi, thì tôi mới sanh ra được 29 ngày. Đại khái, đối với người già thì tôi già hơn một chút; còn đối với người trẻ thì tôi trẻ hơn một chút. Đây là bình đẳng vốn chẳng có lớn chẳng có nhỏ, không có một tuổi tác nào nhất định”…. MỤC LỤC:
TU HÀNH TẠI TRUNG QUỐC
ÁNH SÁNG HÀM DUNG PHÁP GIỚI
CHƯƠNG 1: THƠ ẤU CÙNG SƠ NGỘ (1918 ~ 1929) - Đản Sanh Trong Hào Quang
- Hoàng Đế Trẻ Con
- Thể Ngộ Lý Sanh Tử
- Giấc Mộng Thoát Hiểm Nguy
- Nhân Duyên Lễ Lạy
CHƯƠNG 2: CẦU ĐẠO CÙNG TIẾN HỌC (1929 ~ 1935)
- Tầm Sư Học Đạo
- Thiếu Niên Nghĩa Hiệp
- Khó Đàn Bản Nhạc Chống Nhật
- Quy Y Tam Bảo
- Học Trò Mới – Hiếu Học
- Bí Quyết Học Bài
- Quỳ Niệm Kinh Địa Tạng
- Máu Nhuộm Kinh Pháp Hoa
- Bắt Đầu Giảng Lục Tổ Đàn Kinh
- Quảng Bá Kinh Phật
- Không Hiểu Chuyện Tình Yêu
- Thuộc Làu Chú Một Cách Thần Tốc
- Dùng Đức Hóa Độ Người
- Lâm Bệnh – Thần Hồn Ngao Du
- Bỏ Học Thuốc Theo Học Đạo
- Nghiêm Khắc Cự Tuyệt Nữ Sắc
- Oai Đức Hàng Phục Tà
- Gặp Ma Bất Động
- Sáng Lập Trường Học Miễn Phí
- Trị Bịnh Dương Mao Đinh (Mụn Nhọt Có Lông Dê)
CHƯƠNG 3: TẬN HIẾU CÙNG XUẤT GIA (1935 ~ 1940)
- Chăm Sóc Mẹ Bên Giường Bệnh
- Vì Mẹ Cầu Thuốc
- Mua Chịu Quan Tài An Táng Mẹ
- Hiếu Thảo Cảm Động Trời Đất
- Thủ Hiếu Bên Mộ Mẹ
- Vượt Bảy Thử Thách
- Thủ Hiếu Không Kỳ Hạn
- Ăn Ngày Một Bữa (Ngọ)
- Mười Tám Đại Nguyện
- Bánh “Trong Hai Ngoài Tám”
- Lục Tổ Dự Đoán
- Y Nguyện Cứu Người
- Từ Bi Cứu Sản Phụ
- Người Đỗ Tú Tài Quy Y
- Khai Mở Trí Huệ
- Ăn Mày Học Cách Tạo Mạng
- Giáo Hóa Một Bà Hung Dữ
- Chòi Rơm Rực Sáng
CHƯƠNG 4: DU HÓA CÙNG Ở CHÙA (1940 ~ 1946)
- Giấc Mộng Kỳ Diệu
- Đạo Sĩ Luyện Kiết Già
- Chú, Cháu Bái Sư
- Điều Kiện Quy Y
- Tướng Cướp Thủ Hiếu
- Mộ Hiếu Tử Ở Trường Xuân
- Lục Đạo Luân Hồi
- Heo Con Tự Nguyện Chết Đói
- Chó Con Đầu Thai Làm Vợ, Lắm Nỗi Phiền
- Ông “Lưu Tay Heo” Ở Đông Bắc
- Sa Di Tu Khổ Hạnh
- Tụng Kinh Gặp Nạn
- Châm Ngôn Chữ Nhẫn
- Mừng, Giận Do Tâm
- Vị Thủ Tọa Là Sa Di
- Xuất Gia Phát Hoằng Nguyện
- Noi Gương Làm Lành
- Heo Quỳ Xin Cứu Mạng
- Hồ Ly Quy Y
- Hàng Phục Con Tinh Hoàng Tiên
- Hiếu Tử Tên Trịnh Đức
- Cầu Con Được Mãn Nguyện
- Tiên Đoán Sự Thật
- Hàng Phục Con Tinh Mã Hầu
- Nợ Mạng Người Phải Trả
- Sự Giáo Hóa Của Bồ Tát
- Thợ May Xuất Gia
- “Khổ” Thông, Thần Thông
- Thường Nhân Đại Sư
- Cất Chùa Kết Duyên
- Khéo Độ Người Dâu Ác
- Chuyện Chú Bé Vương Thân
- Người Có Niềm Tin Được Cứu
- Hãng Dầu Lữ Ký
- Chặt Tay Cứu Mẹ
- Hành Giả Quả Thuấn
- Chòi Tranh Rồng Giáng Mưa
- Tiểu Đệ Tử Quả Tá
- Ngập Lụt Ở Đông Tỉnh
- Kiếp Trước Là Thầy Trò
- Ma Nữ Như Ý
- Nhật Bổn Đầu Hàng
- Mộng Ảo Vinh Hoa
- Vững Niềm Tin, Không Nghi
- Vô Tư Lợi
CHƯƠNG 5: DU PHƯƠNG CÙNG THAM HỌC (1946 ~ 1949)
- Khởi Hành Tham Phương
- Gặp Nạn Trên Biển
- Tu Hành Ở Chùa Chánh Giác
- Thọ Giới Tại Phổ Đà Sơn
- Khó Về Đông Bắc
- Nhập Tam Muội Học
- Pháp Sư Hóa Đông
- Hòa Thượng Đại Hưu
- “La Hán Sống”
- Mụn Ghẻ Mặt Người Ngày Nay
- Bầy Sói Quy Y
- Lấy “Bất Thiện” Làm Giới Ngăn
- Trị Lành Người Bịnh Liệt
- Xem Tiền Tài Như Đất
- Bái Kiến Hư Lão
- Trăm Con Rắn Độc – Tinh Xà
- Hoằng Pháp Ở Giang Tây
- Chùa Nam Hoa Gặp Nạn Cướp
- Bạn Từ Xa Đến
- Quả Thuấn Tự Thiêu
- Từ Biệt Chùa Vân Môn
- Cha Già Qua Đời
- Hòa Thượng Minh Quán
SƠ LƯỢC VỀ HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA
KINH SÁCH CD DO VẠN PHẬT THÁNH THÀNH XUẤT BẢN
TỔNG HỘI PHẬT GIÁO PHÁP GIỚI
CHÙA CHI NHÁNH TRỰC THUỘC VẠN PHẬT THÁNH THÀNH