PHẬT THUYẾT TỨ THẬP NHỊ CHƯƠNG KINH - HT. TUYÊN HÓALược Giảng: HT. Tuyên Hóa Dịch: Ban Phiên Dịch Kinh Điển Xuất Bản: Vạn Phật Thánh Thành Số Trang: 301 Trang Hình Thức: Bìa Mềm Khổ: 14,5x20cm Năm XB: 2000 Độ Dày: 1,8cmTNCKTUYÊN HÓA100.000đSố lượng: 119 Quyển
PHẬT THUYẾT TỨ THẬP NHỊ CHƯƠNG KINH - HT. TUYÊN HÓA
Lược Giảng: HT. Tuyên Hóa Dịch: Ban Phiên Dịch Kinh Điển Xuất Bản: Vạn Phật Thánh Thành Số Trang: 301 Trang Hình Thức: Bìa Mềm Khổ: 14,5x20cm Năm XB: 2000 Độ Dày: 1,8cm
Phần Mở Đầu: Tên đề của bộ kinh này có bảy chữ - Phật Thuyết Tứ Thập Nhị Chương Kinh – và bảy chữ ấy bao gồm cả tên chung (thông danh) lẫn tên riêng (biệt danh). Trong đó, chữ “Kinh” là tên chung. Tất cả kinh điển do Đức Phật thuyết giảng đều có cùng một tên chung là “Kinh”; và những chữ còn lại nằm trong tên đề thì thuộc về phần tên riêng. Tên riêng là tên gọi đặc biệt của bộ kinh, không hề trùng hợp với tên riêng của bất kỳ một bộ kinh nào khác.
Chữ “Kinh” ở đây cũng giống như trường hợp chữ “người” là tên chung để chỉ nhân loại chúng ta vậy. Bên cạnh đó, mỗi người lại còn có một tên gọi riêng biệt, như kẻ thì xưng là Trương Tam, người thì gọi là Lý Tứ … Kinh điển do Đức Phật thuyết giảng cũng tương tự như vậy, đều có cả tên chung và tên riêng. Tên riêng của bộ kinh này là “Phật Thuyết Tứ Thập Nhị Chương”. Phần tên riêng ấy cho thấy bộ kinh này thuộc loại Nhân Pháp Lập Đề, tức là dùng tên của người nói ra giáo-pháp và tên của giáo-pháp mà người ấy nói ra để lập thành tên đề của bộ kinh; trong đó, “Phật” là người và “Tứ Thập Nhị Chương” là pháp.
Bộ kinh này chứa đựng giáo-pháp do chính Đức Phật thuyết giảng. Trong thời kỳ Kết Tập Kinh Tạng, các đệ tử của Ngài đã kết nối từng chương một lại với nhau để hình thành một bộ kinh. Đây cũng có thể xem như một tập Ngữ Lục của Đức Phật, và bốn mươi hai chương sách chính là bốn mươi hai đoạn ngữ lục, hay bốn mươi hai lời dạy bảo của Ngài!
Phật Thuyết Tứ Thập Nhị Chương Kinh là một bộ kinh được truyền đến các nước Trung Hoa trước nhất. Lúc bấy giờ, vào đời vua Minh Đế nhà Hậu Hán, có hai Tôn giả là Ca-Diếp-Ma-Đằng và Trúc-Pháp-Lan dùng ngựa trắng để chuyên chở kinh điển từ nước Ấn Độ sang Trung Hoa. Và sau đó, vua Hán-Minh-Đế đã cho cất Chùa Ngựa Trắng (Bạch Mã Tự) ngay tại kinh đô Lạc Dương. Như vậy, Phật pháp được truyền bá đến nước Trung Hoa vào đời nhà Hán. Tuy nhiên, vì Đạo-giáo tại Trung Hoa thời ấy đang rất thịnh hành, nên khi Phật giáo lan truyền đến quốc gia này thì có nhiều đạo sĩ sanh lòng ganh ghét và tâu với vua rằng: “Phật giáo chỉ là thứ giả. Đó là tôn giáo của ngoại bang chứ không phải của Trung Hoa. Vậy, xin bệ hạ hãy ngăn cấm việc truyền bá đạo Phật và trục xuất Phật giáo ra khỏi lãnh thổ Trung Hoa! Nếu Bệ hạ không muốn xóa bỏ Phật giáo, thì xin hãy tổ chức một cuộc so tài!”.
So tài như thế nào ư? Các đạo sĩ yêu cầu nhà vua phải cho mang tất cả kinh điển do Đức Phật thuyết giảng và kinh điển do Đạo giáo đến xếp chung một chỗ, rồi châm lửa đốt. Hễ kinh điển của bên nào bị cháy thì bên ấy là thứ giả; và kinh điển bên nào không bị cháy thì bên đó là thứ thiệt! Đương thời bên Đạo giáo có đạo sĩ tên Chử Thiện Tín, là một trong những vị thủ lãnh của Đạo giáo. Ông ta dẫn theo 500 đạo sĩ, tất cả cùng nhau khuân vác các kinh điển, linh văn của Đạo giáo xếp vào một chỗ; rồi lâm râm khấn vái với Thái Thượng Lão Quân: “Kính bạch Đại Đức Thiên Tôn! Xin Ngài hãy thị hiện oai linh, xui khiến cho kinh sách của Đạo giáo chúng ta đều không bén lửa, còn kinh điển của Phật giáo thì bị cháy rụi hết thảy!”.
Thời bấy giờ có rất nhiều đạo sĩ có thần thông. Người thì có thể cưỡi mây lướt gió; kẻ lại có thể bay lên trời hoặc chui xuống đất. Có đạo sĩ còn biết cả thuật ẩn mình (ẩn hình tức là quý vị vừa mới thấy họ sờ sờ ngay trước mắt thì đột nhiên lại biến mất, không còn thấy tăm dạng của họ đâu nữa); những vị đạo sĩ bản lãnh như thế đều có cả. Có đạo sĩ còn biết dựa vào phép độn, tức là phương pháp “kỳ môn độn giáp” mà chạy thoát thân. Nhờ dựa vào nào phù, nào chú, nào bùa phép của Đạo giáo nên các đạo sĩ có được rất nhiều pháp thần thông; song, đến lần dùng lửa đốt kinh sách này thì thế nào?
Kinh điển của Phật giáo chẳng những đã không bốc cháy mà lại còn phát hào quang! Bấy giờ, xá lợi của Đức Phật phóng hào quang năm màu, kinh điển cũng tỏa hào quang rực rỡ. Các đạo hào quang tỏa ánh sáng chan hòa khắp không trung, trông chẳng khác nào vầng thái dương đang soi tỏ cả thế gian vậy! Còn kinh điển của Đạo giáo vừa đốt, thì đều bén lửa cháy rụi ngay, không còn sót lại gì cả! Bấy giờ, những đạo sĩ từng biết cưỡi mây cưỡi mưa lại chẳng thể cưỡi mây cưỡi mưa được nữa vì không còn phép thần thông! Kẻ biết bay lên trời thì chẳng thể nào bay đi, biết chui xuống đất lại chẳng tài nào chui lọt mình xuống đất, biết ẩn hình cũng chẳng thể ẩn nấp ở đâu được nữa! Lúc ấy tất cả phù, phú của họ đều hết linh nghiệm, không còn công hiệu nữa. Bấy giờ toàn bộ kinh sách của Đạo giáo đều bị cháy sạch khiến cho các đạo sĩ như Chử Thiện Tín, Phí Chánh Thanh đều tức tối tưởng chết đi được ngay giữa công chúng. Trong khi họ đang trong cơn tức giận như thế, thì có đến hai, ba trăm đệ tử của họ lại cắt bỏ râu tóc ngay tại hiện trường để xuất gia đầu Phật! Đây là cuộc “đấu phép” xa xưa nhất giữa Phật giáo và Đạo giáo; và Đạo giáo đã chuốc lấy phần thảm bại!
Sau đó, hai Tôn giả Ca-Diếp-Ma-Đằng và Trúc-Pháp-Lan cùng bay vọt lên hư không, thị hiện 18 phép biến hóa như thân trên ra lửa thân dưới ra nước, thân dưới ra lửa thân trên ra nước, đi lại trong hư không, nằm ngủ trong hư không …, và vô số phép thần thông biến hóa khác. Cho nên, nhưng người đương thời và luôn cả Hoàng Đế thấy đều dốc lòng tin theo đạo Phật. Vì vậy bộ kinh này rất quan trọng và đây cũng là bộ kinh đầu tiên được truyền đến nước Trung Hoa, cho nên hôm nay tôi muốn cùng quý vị nghiên cứu bộ kinh này…
Trích “Phật Thuyết Tứ Thập Nhị Chương Kinh – Hán Văn”: Thế Tôn thành Đạo dĩ, tác thị tư duy: “Ly dục tịch tịnh, thị tối vi thắng!” Trụ đại Thiền định, hàng chư ma đạo. U Lộc-dã uyển trung, chuyển Tứ-Đế-Pháp-Luân, độ Kiều-Trần-Như đẳng ngũ nhân, nhi chứng Đạo quả. Phục hữu Tỳ-khưu sở thuyết chư nghi, cầu Phật tiến chỉ. Thế-Tôn giáo sắc, nhất nhất khai ngộ, hiệp chưởng kính nặc, nhi thuận Tôn-sắc. Phật ngôn: “Từ thân xuất gia, thức tâm đạt bổn, giải Vô-vi Pháp, danh viết Sa-Môn. Thường hành nhị bách ngũ thập giới, tiến chỉ thanh tịnh, vi tứ chân đạo hạnh, thành A-la-hán”.
“A-la-hán giả, năng phi hành biến hóa, khoáng kiếp thọ mạng, trú động thiên địa”.
“Thứ vi Tư-đà-hàm. Tư-đà-hàm giả, nhất thướng nhất hoàn, tức đắc A-la-hán. Thứ vi Tu-đà-hoàn. Tu-đà-hoàn giả, thất tử thất sanh, tiện chứng A-la-hán. Ái dục đoạn giả, như tứ chi đoạn, bất phục dụng chi”.
Phật ngôn” “Thế trừ tu phát, nhi vi Sa-môn, thọ Đạo Pháp giả, Khử thế tư tài, khất cầu thủ túc, nhật trung nhất thực, thọ hạ nhất túc, thận vật tái hỷ! Sử nhân ngu tế giả, ái dữ dục dã”.
Phật ngôn: “Chúng sanh dĩ thập sự vi thiện, diệc dĩ thập sự vi ác. Hà đẳng vi thập? Thân tam, khẩu tứ, ý tam. Thân tam giả: sát, đạo, dâm. Khẩu tứ giả: lưỡng thiệt, ác khẩu, vọng ngôn, ỷ ngữ. Ý tam giả: tật, nhuế (khuể), si. Như thị thập sự, bất thuận Thánh Đạo, danh Thập Ác Hạnh. Thị ác nhược chỉ, danh Thập Thiện Hạnh nhĩ”.
“Phật ngôn: Nhân hữu chúng quá, nhi bất tự hối, đốn tức kỳ tâm, tội lai phó thân, như thủy quy hải, tiệm thành thâm quảng. Nhược thân hữu quá, tự giải tri phi, cải ác hành thiện, tội tự tiêu diệt, như bịnh đắc hãn, tiệm hữu thuyên quyên nhĩ!”.
Phật ngôn: “Ác nhân văn thiện, cố lai nhiễu loạn giả, nhữ tự cấm tức, đương vô sân trách, bỉ lai ác giả, nhi tự ác chi”.
Phật ngôn: “Hữu nhân văn ngô thủ Đạo, hành đại nhân từ, cố trí mạ Phật. Phật mặc bất đối. Mạ chỉ, vấn viết: “Tử dĩ lễ tòng nhân, kỳ nhân bất nạp, lễ quy tử hồ?” Đối viết: “Quy hỹ”.
Phật ngôn: “Kim tử mạ ngã, ngã kim bất nạp; tử tự trì họa quy tử thân hỷ. Du hưởng ứng thanh, ảnh chi tùy hình, chung vô miễn ly, thận vật vi ác!”.
Phật ngôn: “Bác văn, ái Đạo, Đạo tất nan hội. Thủ chí phụng Đạo, kỳ Đạo thậm đại”.
Phật ngôn: “Đổ nhân thí đạo, trợ chi hoan hỷ, đắc phúc thậm đại”.
Sa-môn vấn viết: “Thử phúc tận hồ?”.
Phật ngôn: “Thí như nhất cự chi hỏa, số thiên bách nhân, các dĩ cự lai phân thủ, thục thực, trừ minh; thử cự như cố. Phúc diệc như chi”.
Phật ngôn: “Phạn ác nhân bách, bất như phạn nhất thiện nhân. Phạn thiện nhân thiên, bất như phạn trì Ngũ-giới giả. Phạn Ngũ-giới giả, bất như phạn nhất Tu-đà-hoàn. Phạn bách vạn Tu-đà-hoàn, bất như phạn nhất Tư-đà-hàm. Phạn thiên vạn Tư-đà-hàm, bất như phạn nhất A-na-hàm. Phạn nhất ức A-na-hàm, bất như phạn nhất A-la-hán. Phạn thập ức A-la-hán, bất như phạn nhất Bích-chi Phật. Phạn bách ức Bích-chi Phật, bất như phạn nhất tam thế chư Phật. Phạn thiên ức tam thế chư Phật, bất như phạn nhất Vô Niệm, Vô Trụ, Vô Tu, Vô Chứng chi giả”…
Dịch Nghĩa – Kinh Văn Sau khi Đức Thế Tôn thành Đạo, Ngài suy nghĩ rằng: “Xa lìa dục vọng, được sự tịch tịnh, là thù thắng nhất!” Rồi Ngài trụ trong Đại Thiền-định mà hàng phục ma đạo. Tại vườn Lộc-dã, Ngài chuyển Pháp-luân Tứ Đế, độ nhóm năm người của Tôn giả Kiều-Trần-Như đều chứng được Đạo quả. Lại có thầy Tỳ-khưu bày tỏ các chỗ còn nghi ngờ, cầu Phật dạy bảo sự tiến chỉ. Đức Thế Tôn ban giáo sắc khiến ai nấy đều được khai ngộ. Họ cung kính chắp tay vâng lời, tuân thuận sự chỉ dạy của Đức Thế Tôn.
Đức Phật dạy: “những vị từ giả người thân để xuất gia, biết tường tận tâm tánh, thấu hiểu pháp Vô-vi, được gọi là Sa-Môn. Họ thường xuyên hành trì 250 giới, tiến chỉ thanh tịnh, tu hành bốn đạo hạnh chân chánh, nên được thành bậc A-la-hán. “Các bậc A-la-hán đều có thể phi hành, biến hóa, có thọ mạng lâu dài tới cả khoáng kiếp và làm động trời đất nơi họ an trụ”.
“Thứ đến là A-na-hàm. Khi bậc A-na-hàm mạng chung, linh-thần sẽ lên trên cõi thứ mười chín, và chứng được quả-vị A-la-hán. Thấp hơn Tư-đà-hàm. Bậc Tư-đà-hàm còn một lần lên và một lần trở lại là đắc quả A-la-hán. Thấp nữa là Tu-đà-hoàn. Bậc Tu-đà-hoàn còn bảy lần sanh và bảy lần tử nữa mới chứng được quả vị A-la-hán. Đoạn trừ ái dục thì cũng như chặt đứt tứ chi, không còn dùng lại nữa”.
Đức Phật dạy: “những người xuất gia làm Sa-môn đoạn dục, khử ái, nhận biết nguồn tâm của mình, thông đạt đạo lý thâm sâu của Phật và tỏ ngộ pháp Vô-vi. Họ trong không sở đắc, ngoài không sở cầu; tâm không ràng buộc nơi Đạo, và cũng chẳng kết nên nghiệp. Họ không nghĩ họ làm, chẳng tu chẳng chứng, không trải qua các quả vị mà tự nhiên lại cao tột bực. Đó gọi là Đạo!”.
Đức Phật dạy: “Những kẻ cạo bỏ râu tóc làm bậc Sa-môn, thọ nhận Đạo Pháp, từ bỏ của cải thế gian, khất thực chỉ nhận đủ dùng, giữa ngày ăn một bữa, dưới cội cây nghỉ một đêm, và thận trọng, không cầu mong nhiều hơn. Chính ái và dục làm cho con người bị ngu tế vậy!”.
Đức Phật dạy: “chúng sanh lấy mười việc làm điều thiện, cũng lấy mười việc làm điều ác. Những gì là mười? Thân có ba, miệng có bốn, ý có ba. Thân có ba là sát, đạo, dâm. Miệng có bốn là nói hai lưỡi, nói lời ác, nói dối và nói thêu dệt. Ý có ba là đố kỵ, sân hận và ngu si. Mười việc này không thuận với Thánh Đạo, gọi là Thập Ác Hạnh. Nếu dứt được những việc ấy thì gọi là Thập Thiện Hạnh vậy”.
Đức Phật dạy: “Người có nhiều điều lỗi mà không tự hối, lại khiến tâm kia chợt dứt, thì tội lại dấn vào thân, như nước đổ về biển, lâu dần thành sâu rộng. Nếu người có lỗi tự biết nhận lỗi, đổi ác làm lành, thì tội sẽ tự nhiên tiêu diệt, như bệnh mà được ra mồ hôi, bệnh dần dần thuyên giảm vậy!”.
Đức Phật dạy: “khi kẻ ác nghe các ông làm việc thiện và cố ý đến nhiễu loạn, các ông hãy tự ngăn dứt chứ không nên giận trách. Kẻ mang điều ác đến sẽ phải tự nhận lấy điều ác”.
Đức Phật dạy: Có người nghe tiếng Phật giữ Đạo và thực hành hạnh đại nhân từ, bèn cố ý đến mắng Phật. Phật làm thinh, chẳng đáp. Khi người kia mắng xong, Phật hỏi: “Ông lấy lễ đãi người, người kia không nhận; lễ ấy có về lại ông chăng?”
Đáp rằng: “về lại!”.
Phật bảo: “Nay ông mắng Ta nhưng Ta không nhận, ông tự đem họa về thân ông vậy; như vang ứng theo tiếng, như bóng hiện theo hình, cuối cùng vẫn chẳng tránh được. Hãy thận trọng, chớ làm điều ác!”.
Đức Phật dạy: “kẻ ác hại người hiền, như người ngước lên trời phun nước miếng, nước miếng không tới trời mà trở lại rơi nhằm mình; hoặc như người ngược gió tung bụi, bụi chẳng đến nơi khác mà trở lại làm dơ mình – người hiền không hại được, mà họa tất diệt mình”.
Đức Phật dạy: “học rộng, mến Đạo, thì Đạo ắt khó gặp. Giữ chí, thờ Đạo, thì Đạo kia rất lớn”.
Đức Phật dạy: “thấy người tu đạo bố thí mà hoan hỉ trợ giúp thì sẽ được phước rất lớn”.
Có thầy Sa-môn hỏi rằng: “Phước ấy hết chăng?”
Đức Phật đáp: “Ví như lửa của một cây đuốc, dù có vài trăm ngàn người, ai nấy đều mang đuốc đến chia nhau mồi lấy lửa để về nấu ăn và xua tan bóng tối, thì ngọn đuốc kia vẫn y như cũ. Phước báo cũng như thế!”
Đức Phật dạy: “Đãi một trăm người ác ăn, không bằng đãi một người thiện ăn. Đãi một ngàn người thiện ăn, không bằng đãi một người trì Ngũ-giới ăn. Đãi một vạn người trì Ngũ-giới ăn, không bằng cúng dường cho một vị Tu-đà-hoàn ăn. Cúng dường một trăm vạn vị Tu-đà-hoàn, không bằng cúng dường cho một vị Tư-đà-hàm ăn. Cúng dường một ngàn vạn vị Tư-đà-hàm, không bằng cúng dường cho một vị A-na-hàm ăn. Cúng dường một ức vị A-na-hàm, không bằng cúng dường cho một vị A-la-hán ăn. Cúng dường ức vị A-la-hán, không bằng cúng dường cho một bậc Bích-Chi-Phật ăn. Cúng dường cho một trăm ức bậc Bích-Chi-Phật, không bằng cúng dường cho một đức Tam Thế Chư Phật ăn. Cúng dường cho một ngàn ức đức Tam Thế Chư Phật, không bằng cúng dường cho một đấng Vô Niêm, Vô Trụ, Vô Tu, Vô Chứng ăn”…
MỤC LỤC: TÁM QUY LUẬT CỦA VIỆN PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN KỆ KHAI KINH PHẬT THUYẾT TỨ THẬP NHỊ CHƯƠNG KINH
Kinh Văn – Hán Văn
Kinh Văn – Dịch Nghĩa
Phần Mở Đầu
Dịch Giả
Kinh Tựa
Chương 1: Xuất Gia Chứng Quả
Chương 2: Trừ Dục Vọng, Dứt Mong Cầu
Chương 3: Cắt Dứt Ái Dục, Xả Bỏ Lòng Tham
Chương 4: Thiện, Ác Phân Minh
Chương 5: Chuyển Nặng Thành Nhẹ
Chương 6: Nhịn Kẻ Ác, Không Oán Hận
Chương 7: Ở Ác Gặp Ác
Chương 8: Gieo Gió Gặp Bão
Chương 9: Về Nguồn Gặp Đạo
Chương 10: Hoan Hỷ Bố Thí Tất Được Phước
Chương 11: Sự Gia Tăng Công Đức Trong Việc Bố Thí Thức Ăn
Chương 12: Nêu Sự Khó Để Khuyên Tu
Chương 13: Hỏi Về Đạo Và Túc Mạng
Chương 14: Hỏi Về Tánh Thiện Và Đại
Chương 15: Hỏi Về Sức Mạnh Và Sáng
Chương 16: Bỏ Ái Dục Tất Đắc Đạo
Chương 17: Ánh Sáng Đến, Bóng Tối Tan
Chương 18: Ý Niệm Và Mọi Thứ Vốn Là Không
Chương 19: Quán Xét Cả Thật Lẫn Giả
Chương 20: Suy Ra Cái “Ta” Vốn Là Không
Chương 21: Danh Vọng Hại Người
Chương 22: Tiền Của Và Sắc Dục Mang Lại Đau Khổ
Chương 23: Gia Đình Còn Tệ Hơn Lao Ngục
Chương 24: Sắc Dục Chướng Ngại Đường Đạo
Chương 25: Lửa Dục Đốt Người
Chương 26: Thiên Ma Quấy Nhiều Phật
Chương 27: Không Chấp Trước Tất Đắc Đạo
Chương 28: Ý Mã Mạc Túng
Chương 29: Quán Tưởng Chân Chánh Thắng Được Sắc Dục
Chương 30: Lánh Xa Lửa Dục
Chương 31: Tâm Vắng Lặng, Dục Vọng Dứt
Chương 32: Không Còn Cái “Ngã” Thì Hết Sợ Hãi
Chương 33: Trí Huệ, Sự Sáng Suốt Phá Tan Chúng Ma
Chương 34: Giữ Trung Dung Tất Đắc Đạo
Chương 35: Tẩy Sạch Cấu Bẩn, Chỉ Còn Vẻ Sáng
Chương 36: Sự Chuyển Đổi Thù Thắng
Chương 37: Nhớ Nghĩ Đến Giới Là Gần Với Đạo
Chương 38: Có Sanh Tất Có Diệt
Chương 39: Sự Dạy Bảo Vốn Không Phân Biệt
Chương 40: Hành Đạo Tại Tâm
Chương 41: Ngay Thẳng Dứt Trừ Dục Vọng
Chương 42: Đạt Thế Như Huyễn
SƠ LƯỢC TIỂU SỬ HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA MƯỜI TÁM ĐẠI NGUYỆN CHÚ THÍCH KỆ HỒI HƯỚNG